Nhật Bản “nhập khẩu” virus Ebola chuẩn bị cho Thế vận hội 2020

GD&TĐ - Mùa hè tới, hàng chục nghìn người hâm mộ thể thao trên thế giới sẽ ghé thăm Nhật Bản để tham dự Thế vận hội (Olympic 2020) - nhưng cùng với đồ dùng từ quốc gia của họ, khách du lịch có thể sẽ vô tình mang theo những mầm bệnh chết người đến đất nước Mặt trời mọc.

Hình ảnh khuếch đại các loại virus chết người
Hình ảnh khuếch đại các loại virus chết người

Để giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh, Nhật Bản đã nhập khẩu virus Ebola và bốn mầm bệnh chết người khác vào tháng 9 để chuẩn bị các xét nghiệm chẩn đoán, theo báo cáo tin tức.

Theo một báo cáo trên tạp chí Nature, các mầm bệnh trên đại diện cho những loại virus nguy hiểm nhất từng được phép xâm nhập vào Nhật Bản. Tất cả được xếp hạng “an toàn sinh học cấp 4” (BSL-4), tức phải được giữ trong một cơ sở ngăn chặn đặc biệt nơi các nhà nghiên cứu tuân thủ theo các quy trình an toàn nghiêm ngặt.

Cơ sở duy nhất của Nhật Bản đáp ứng được các yêu cầu - Viện Các bệnh truyền nhiễm quốc gia của Bộ Y tế Nhật Bản (viết tắt NIID) – nằm ở Musashimurayama, khoảng 19 dặm (30 km) về phía Tây Tokyo.

Ngoài Ebola, cơ sở này còn chứa bốn loại virus liên quan khác: Virus Marburg, virus Lassa, các virus gây ra căn bệnh sốt xuất huyết Nam Mỹ và sốt xuất huyết Crimean-Congo, theo bài báo của Nature.

Các mẫu sống sẽ được sử dụng để xác nhận các xét nghiệm chẩn đoán quyết định xem một người mang trên mình một trong các virus vẫn còn lây nhiễm hay không. Xét nghiệm đánh giá xem một người có tạo ra kháng thể để chống lại virus hay không, điều này cho thấy, họ đang trong quá trình hồi phục, Masayuki Saijo - Giám đốc bộ phận NIID chịu trách nhiệm về virus sốt xuất huyết, trao đổi với Nature.

Phòng thí nghiệm BSL-4 yêu cầu các nhà nghiên cứu mặc trang phục chịu áp suất kín toàn thân được cung cấp không khí; thay quần áo trước khi vào; tắm khi thoát ra; khử nhiễm tất cả các vật liệu trước khi ra ngoài, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh cho biết.

Phòng thí nghiệm được đặt trong tòa nhà riêng biệt hoặc cách ly trong một cơ sở lớn hơn phải được trang bị hệ thống khí thải cung cấp chuyên dụng, ống chân không, cũng như hệ thống khử nhiễm.

Phòng thí nghiệm NIID là một trong số ít các cơ sở BSL-4 ở châu Á, trong khi Mỹ và châu Âu mỗi nơi đều có khoảng 10 phòng thí nghiệm như vậy đang hoạt động hoặc đang được xây dựng, theo Nature.

“Đây là một thời điểm mang tính bước ngoặt, đối với NIID”, Saijo cho biết trong một thông báo vào ngày 27/9, theo The Japan Times. “Chúng tôi đã đạt đến một mức độ hiểu biết tốt về vấn đề này. Đây là một bước tiến lớn trong việc bảo vệ chống lại các mối đe dọa tiềm tàng của virus khi đất nước chuẩn bị chào đón khán giả của sự kiện thể thao từ khắp nơi trên thế giới”, ông Takumi Nemoto - Bộ trưởng Lao động, Sức khỏe và Phúc lợi Nhật Bản chia sẻ với Kyodo News.

Tuy nhiên, cư dân Nhật Bản sống gần cơ sở này có những lo ngại nhất định. Mặc dù cơ sở NIID được xây dựng để xử lý mầm bệnh BSL-4 từ năm 1981, nhưng sự kháng cự của người dân địa phương đã ngăn không cho viện này đưa virus đến đây, theo Nature.

Vào năm 2015, Bộ Y tế và Thị trưởng Musashimurayama cuối cùng cũng dọn sạch phòng thí nghiệm để vận hành như một cơ sở BSL-4, có khả năng ứng phó với dịch Ebola ở Tây Phi, theo báo cáo trước đó của Nature.

“Một báo cáo về nhiễm virus Ebola trong Thế vận hội có thể gây ra hậu quả tàn khốc nếu các biện pháp dự phòng và phản ứng khẩn cấp không chuyên nghiệp”, nhà vi trùng học Elke Mühlberger của Đại học Boston nói với Nature.

Tuy nhiên, cũng có một số nhà khoa học nghĩ rằng, sự phổ biến toàn cầu của các phòng thí nghiệm BSL-4 có thể khiến loài người có nguy cơ bị tấn công sinh học cao hơn.

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.