Nhật Bản, Mỹ cam kết hợp tác đảm bảo ổn định tại Biển Hoa Đông

Ngày 14/6, Nhật Bản và Mỹ đã nhất trí hai nước sẽ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định trên biển Hoa Đông sau khi một tàu khu trục nhỏ của Hải quân Trung Quốc đi vào vùng tiếp giáp ngay bên ngoài lãnh hải Nhật Bản, gần quần đảo tranh chấp mà Tokyo gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên vùng biển này. 

Toàn cảnh đảo Senkaku trên biển Hoa Đông. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Toàn cảnh đảo Senkaku trên biển Hoa Đông. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Tuyên bố này được đưa ra trong cuộc họp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani và Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Scott Swift tại thủ đô Tokyo.

Trước đó, hãng thông tấn Kyodo dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết ngày 9/6, tàu Hải quân Trung Quốc đã đi vào khu vực phía Đông Bắc đảo Kuba thuộc quần đảo Senkaku, sau đó đã rời khỏi vùng biển này từ vị trí gần đảo Taisho cũng thuộc quần đảo Senkaku và hướng về phía Bắc, song không xâm phạm lãnh hải Nhật Bản.

Các tàu hải cảnh Trung Quốc thường đi vào các vùng tiếp giáp gần quần đảo tranh chấp, nhưng đây là lần đầu tiên Nhật Bản phát hiện tàu Hải quân Trung Quốc.

Tại cuộc họp trên, Bộ trưởng Nakatani đánh giá cao sự đối phó tốt của hai nước đối với sự việc hôm 9/6, cho rằng các cơ chế của liên minh an ninh Nhật-Mỹ cho phép Tokyo hợp tác chặt chẽ với Washington, trong đó có hoạt động chia sẻ thông tin.

Về phần mình, Đô đốc Swift nhấn mạnh tầm quan trọng của hàng loạt cuộc tập trận phòng thủ, trong đó có diễn tập hải quân chung thường niên Malabar giữa các lực lượng hải quân Ấn Độ, Mỹ và Nhật đang diễn ra ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Okinawa, hoặc cuộc tập trận mang tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) theo kế hoạch diễn ra trong mùa Hè này.

Bên cạnh đó, giới chức quốc phòng Mỹ và Nhật Bản cũng thảo luận những sự việc xảy ra gần đây tại Okinawa khiến người dân địa phương ác cảm đối với sự hiện diện của quân đội Mỹ.

Theo vietnamplus.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ