Nhật Bản có giải pháp cho tình trạng HS bỏ học ở châu Á?

Nhật Bản có giải pháp cho tình trạng HS bỏ học ở châu Á?

Tại sao HS ghét trường học?

Năm ngoái, một cuộc khảo sát đối với HS tiểu học ở Hong Kong cho thấy 21,7% HS than phiền vì liên tục chịu áp lực, những lý do gây áp lực chủ yếu ở trường học bao gồm quá nhiều bài tập, chuẩn bị thi vào trường trung học và kết quả học tập không đạt yêu cầu.

Tỷ lệ trên đã tăng 5,5% so với năm 2016 và cao nhất trong vòng 3 năm.

HS 8 tuổi Javis Leung King-chung nói với hãng tin South China Morning Post (SCMP) rằng “hồi em ở trường, cô giáo nói rằng lớp em quá nghịch nên dù vào học lúc 7 giờ sáng, chúng em phải học đến tận 7 giờ tối”.

“Khi chúng em có vẻ sốc và bất mãn, GV nói rằng chúng em phải học thêm 15 giờ nữa. Chúng em càng giật mình, GV càng tăng giờ học. Cuối cùng, chúng em phải ở lại 3 ngày. Em rất sợ” - Javis Leung King-chung nói thêm.

Năm 2012, Thời báo Nhật Bản cho biết cuốn hồi ký về trường THCS của HS Yuki Ujie đề cập về việc cậu bị đánh, bị bạn cùng lớp bỏ rơi và buộc phải ăn một mình khi các bạn ăn theo nhóm. Khi GV đề nghị cậu ngồi với nhóm bạn gái trong giờ ăn trưa, cậu đã nghỉ học ngay ngày hôm sau.

Trong một báo cáo của hãng tin BBC, cậu bé 10 tuổi Yuta đã do dự khi tới trường tiểu học – nơi cậu thường xuyên bị bắt nạt và luôn đánh nhau với bạn bè mình. Sau khi nói với gia đình rằng cậu không muốn đi học, cha mẹ cậu đã gửi cậu tới một trường học tự do và cậu đã vui vẻ hơn ở đây.

Đương đầu với nạn bỏ học, nhiều trường học tự do đã mọc lên ở Nhật Bản

Hãng tin BBC cho biết ngày càng nhiều HS không muốn đi học ở Nhật và hiện tượng này được gọi là “futoko”. Futoko là những HS không tới trường trong hơn 30 ngày vì các lý do liên quan tới sức khỏe hoặc tài chính – theo Bộ GD Nhật Bản.

Tình trạng nghỉ học đang tăng ở Nhật. Ngày 17/10, chính phủ cho biết tình trạng HS tiểu học và THCS bỏ học đạt mức cao kỷ lục với 164.528 trẻ em vắng mặt hơn 30 ngày hoặc hơn trong năm 2018, tăng từ 144.528 em trong năm 2017.

Các trường học tự do được thành lập ở Nhật Bản trong những năm 80 để phản ứng với số futoko ngày càng tăng. Các trường này cung cấp cho trẻ em môi trường học tập dễ chịu hơn, không có các quy định cứng nhắc thường có ở các trường công của Nhật như kiểm soát bề ngoài của HS.

Hãng tin BBC lưu ý rằng số HS chọn các trường học tự do này đã tăng từ 7.424 năm 1992 lên 20.346 em năm 2017.

Ví dụ, HS học tại trường Tự do Tamagawa ở Tokyo không cần phải mặc đồng phục, được tự do chọn các hoạt động của mình và được khuyến khích theo đuổi các kỹ năng và sở thích cá nhân.

Nói với đài BBC, hiệu trưởng Takashi Yoshikawa của trường tin rằng vấn đề giao tiếp là gốc rễ khiến hầu hết các em không muốn đi học, do vậy, mục đích của trường là phát triển kỹ năng xã hội cho HS.

Điều này được thực hiện thông qua nhiều cách, bao gồm tập thể dục, chơi game hay học tập, quan trọng là các em được học tập mà không sợ hãi khi trong một nhóm lớn.

Trong khi đó, Giáo sư Ryo Uchida – một chuyên gia GD tại ĐH Nagoya nói rằng sĩ số lớp học lớn có thể là một vấn đề đối với HS. Ông cho biết tình bạn là yếu tố quan trọng để sống sót ở Nhật Bản do nơi đây có mật độ dân số cao. Nếu không hòa hợp và hợp tác với người khác thì khả năng sống sót của một người sẽ giảm đi.

Theo Study International

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Máy bay chiến đấu F-16C của Không quân Singapore. (Ảnh: Singapore Airshow 2022)

Tiêm kích F-16 rơi

GD&TĐ - Một chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Singapore (RSAF) rơi tại căn cứ không quân Tengah ngay sau khi cất cánh ngày 8/5.