Nhân tố chính
Nhận định được Radhika Desai đưa ra khi nói về nguy cơ xảy ra cuộc xung đột hạt nhân với nhân tố chính thúc đẩy thế giới đến thảm kịch đó là Mỹ. Hầu hết các cuộc thảo luận về kiểm soát vũ khí hạt nhân đều bắt nguồn từ một giả định đáng ngờ rằng "tất cả các bên trong vấn đề này đều có lỗi như nhau".
"Nếu người Mỹ xấu, thì người Nga cũng vậy, và tất cả các cường quốc khác đang nắm giữ số lượng lớn hoặc nhỏ vũ khí hạt nhân cũng vậy. Tuy nhiên, Mỹ là động lực đằng sau sự phát triển sử dụng phổ biến vũ khí hạt nhân", Desai cáo buộc.
Bà lập luận rằng chìa khóa để chấm dứt mối nguy hiểm đó nằm trong tay của Washington. "Mỹ phải thay đổi hành vi của mình, và điều đó liên quan đến một số thay đổi rất cơ bản ở Mỹ", Desai nhấn mạnh.
"Chủ nghĩa tư bản vốn dĩ là chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa tư bản tạo ra các cuộc chiến tranh và đã tạo ra các cuộc chiến tranh ở quy mô chưa từng thấy trong lịch sử loài người.
Đó là lý do tôi viện dẫn toàn bộ vấn đề vai trò của Mỹ trên thế giới và việc Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân sang vấn đề chủ nghĩa tư bản", giáo sư Desai nói.
Chủ nhật, ngày 6 tháng 8, đánh dấu kỷ niệm 78 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản, ba ngày sau đó là vụ tấn công hạt nhân thứ hai vào Nagasaki. Cuộc tấn công khiến tổng số người thiệt mạng ngay lập tức là 120.000 người.
Mỹ muốn minh bạch vũ khí hạt nhân?
Theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), Mỹ luôn ủng hộ sự minh bạch về vũ khí hạt nhân ở nước ngoài, nhưng lại hạn chế ở trong nước vì muốn giữ bí mật về quy mô kho vũ khí hạt nhân của mình.
Mâu thuẫn trở nên rõ ràng hơn khi chính quyền Tổng thống Biden đang lên kế hoạch ủng hộ sự minh bạch về hạt nhân và chỉ trích một số quốc gia khác không minh bạch về kho vũ khí hạt nhân của họ trong phiên họp đầu tiên của ủy ban chuẩn bị cho Hội nghị Đánh giá Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân năm 2026 (NPT), sẽ diễn ra tại Geneva tuần này.
"Trong khi các nhà ngoại giao Mỹ đang bận rộn vận động minh bạch hạt nhân ở nước ngoài, Bộ Quốc phòng và Bộ Năng lượng đã từ chối hai yêu cầu của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ về việc giải mật kho vũ khí hạt nhân và số lượng tháo dỡ", FAS cho biết trong một thông cáo báo chí.
Năm 2022, chính quyền Tổng thống Biden quyết định ngừng công bố dữ liệu về kho vũ khí hạt nhân của Mỹ, điều này mâu thuẫn trực tiếp với tuyên bố của các quan chức nước này đã chia sẻ với những người tham gia Hội nghị Đánh giá NPT vào tháng 8 năm 2022 khi chỉ cắt giảm phần trăm kho vũ khí kể từ năm 1967 thay vì công bố số liệu thực tế.
"Bộ Quốc phòng và Bộ Năng lượng/Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia không tin rằng việc giải mật quy mô kho dự trữ hạt nhân của Mỹ, số lượng vũ khí đã tháo dỡ hoặc số lượng vũ khí đang chờ tháo dỡ là điều có lợi nhất cho Mỹ", Văn phòng Phân loại của Bộ Năng lượng Mỹ cho biết trong phản hồi với FAS.
FAS cho biết thêm, chính sự không rõ ràng của Mỹ trong vấn đề minh bạch vũ khí hạt nhân nên những số liệu về vũ khí hạt nhân Mỹ sở hữu (đứng thứ 2 sau Nga) được biết đến trước đây không đáng tin cậy.