Nhân lực ngành Tâm lý học: Cung chưa đủ cầu

GD&TĐ - Sự phát triển xã hội ngày càng nhanh chóng khiến cho con người không thể thay đổi để kịp thích nghi với môi trường và hoàn cảnh mới. Điều này dẫn đến những căn bệnh của thời đại như trầm cảm, stress, rối loạn cảm xúc, hành vi…

Nhân lực ngành Tâm lý học: Cung chưa đủ cầu

Để giải tỏa được những vấn đề này rất cần đến các chuyên gia tư vấn tâm lý, nhà tâm lý học. Tuy nhiên, số lượng trường đào tạo và số lượng thí sinh theo học ngành Tâm lý học hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực của xã hội.

Báo động về sức khỏe tâm thần

Theo Trung tâm phòng chống khủng hoảng tâm lý, khoảng 15% dân số nước ta có vấn đề về sức khỏe tâm thần, phần lớn bệnh nhân trầm cảm nặng thuộc lứa tuổi từ 16 - 35.

Kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam cũng cho thấy, hơn 10.000 thanh niên Việt Nam đang trong tình trạng báo động về sức khỏe tâm thần.

Hơn 4% em từng nghĩ đến tự tử, gần 30% từng cảm thấy rất buồn hoặc vô ích trong xã hội, hơn 20% hoàn toàn thất vọng về tương lai…

Trong những năm gần đây, hiện tượng bạo lực học đường diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần học sinh cũng như gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng về sinh lý thì tâm lý cũng đang phát triển nhưng với tốc độ chậm hơn, khả năng nhận thức và kiềm chế bản thân vẫn chưa có sự phát triển hài hòa cùng với sinh lý, nhận thức của trẻ trong giai đoạn này khó có thể đối mặt được với những nguy cơ tiềm ẩn ngoài xã hội.

Sự phát triển không đồng đều giữa tâm lý và sinh lý, dẫn đến nảy sinh nhiều mâu thuẫn, đây chính là một trong những yếu tố trực tiếp dẫn đến hành vi bạo lực trong nhà trường của thanh thiếu niên.

Theo các chuyên gia tâm lý, triệu chứng của các bệnh tâm lý thường không rõ ràng, do vậy, người bệnh thường chủ quan, đến lúc phát hiện bệnh thì đã đến giai đoạn nghiêm trọng.

Quá trình điều trị các bệnh tâm lý nặng đòi hòi sự kiên trì, tuân thủ chặt chẽ các liệu trình và ngăn ngừa sự tái phát. Vì vậy, những nhà tâm lý học đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tháo gỡ những rắc rối trong cuộc sống của con người.

Nhiều cơ hội nghề nghiệp

Ở Việt Nam, tâm lý học vẫn còn là một ngành khá mới mẻ, mới chỉ có các khoa tâm thần ở các bệnh viện. Một vài năm gần đây, các trung tâm tư vấn tâm lý đã hình thành, song chất lượng điều trị vẫn dừng ở con số khiêm tốn.

Một bộ phận những nhà tâm lý học không được đào tạo bài bản, một bộ phận khác lại phát triển từ những ngành nghề khác. Trong tương lai, số bệnh viện chuyên khoa tâm thần sẽ được mở rộng ở các tỉnh, phục vụ việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho đông đảo người dân.

Vì vậy, nhu cầu cao về nhân lực có trình độ ở lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần trong tương lai là khá rõ ràng.

Có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho những sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý học, các bạn có thể làm việc tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lý học đường, giúp cho học sinh có đời sống tinh thần tốt hơn.

Cụ thể là công việc hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh trong việc vận dụng kiến thức tâm lý học và giáo dục học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, dự phòng, từ đó ngăn chặn sự phát triển không lành mạnh về sức khỏe tinh thần ở học sinh;

Trực tiếp tìm hiểu, can thiệp sớm với những trường hợp mới chớm có dấu hiệu rối nhiễu; là cầu nối hỗ trợ cha mẹ học sinh, chuyển học sinh đến những cơ sở trị liệu chuyên biệt hơn nếu cần thiết; Cung cấp thông tin hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh...

Có thể thấy công việc của ngành Tâm lý học rất đa dạng, hấp dẫn nhưng để tự tin nắm bắt và theo đuổi ngành Tâm lý học, bên cạnh các kiến thức cơ bản và chuyên sâu của ngành, việc trang bị thêm các kiến thức về kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tổ chức… chính là yếu tố cần thiết để cử nhân ngành Tâm lý học có thể tự tin khẳng định mình trong xã hội hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.