Chắp cánh ước mơ cho nữ sinh dân tộc thiểu số ​

GD&TĐ - Đến với Ngày hội ước mơ của nữ sinh dân tộc thiểu số năm 2018 diễn ra tại thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) và thành phố Đà Nẵng, chúng tôi được hòa mình vào các hoạt động trải nghiệm, học tập thú vị, ý nghĩa cùng với các em học sinh dân tộc thiểu số đến từ khắp mọi miền đất nước. 

Niềm vui của các em nữ sinh dân tộc đón nhận học bổng
Niềm vui của các em nữ sinh dân tộc đón nhận học bổng

Chúng tôi thực sự xúc động khi được chứng kiến các em thể hiện tài năng, kiến thức hiểu biết của mình, cũng như lắng nghe những tâm sự, sẻ chia của các em về những nỗ lực vươn lên trong học tập.

Quả ngọt kết trái

Đến với Ngày hội ước mơ, điều mà chúng tôi thật sự ấn tượng với các em nữ sinh dân tộc thiểu số là sự tự tin, trưởng thành trong hành động, suy nghĩ và giao tiếp. Khi tham gia vào các buổi tập huấn, hội thảo về bảo vệ bản thân trước những rủi ro trực tuyến và cách sử dụng các phương tiện mạng xã hội an toàn; nâng cao nhận thức về lạm dụng tình dục và kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục và sự cần thiết của việc học và ứng dụng ngoại ngữ; chia sẻ kinh nghiệm học tập, những thuận lợi, khó khăn trong học tập, sinh hoạt... các em không chỉ tự tin thể hiện những hiểu biết của mình, mà còn thẳng thắn bày tỏ những băn khoăn, trăn trở về các vấn đề, nội dung mà mình quan tâm.

Bởi nói như lời tâm sự của nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa – Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính: Sau một năm gặp lại các em, tôi thực sự cảm thấy bất ngờ, vui mừng, hạnh phúc khi chứng kiến được các em đã có sự trưởng thành hơn rất nhiều so với trước khi tham gia vào dự án Mở đường đến tương lai.

Thông qua các hoạt động ở Ngày hội ước mơ lần này, tôi thấy các em tự tin, dạn dĩ  hơn trong giao tiếp. Các em không chỉ trưởng thành trong hành động, suy nghĩ, mà còn có bước tiến bộ rất lớn trong học tập, rèn luyện. Nhiều em có kết quả học tập rất cao, dẫn đầu khối lớp tại cơ sở học tập của mình. Qua đó để khẳng định rằng, dự án Mở đường đến tương lai do Qũy học bổng Vừ A Dính và tổ chức VinaCapital Foundation triển khai thực hiện có ý nghĩa nhân văn và mang lại những kết quả hết sức thiết thực. 

Thắp niềm tin, tiếp nghị lực

“Kết quả của dự án trong giai đoạn 1 (2010-2016) đã rất thành

 Quỹ Học bổng Vừ A Dính còn chú trọng đến những dự án đầu tư theo chiều sâu với nhiều mô hình đa dạng như: Dự án Ươm mầm tương lai là dự án đưa hơn 300 học sinh dân tộc thiểu số và biển đảo có hoàn cảnh khó khăn, có ý chí phấn đấu vươn lên học tốt từ các bản làng xa xôi về TP Hồ Chí Minh học tập. Dự án Chắp cánh ước mơ hỗ trợ kinh phí học tập hàng tháng cho hơn 300 em đang theo học tại địa phương. Dự án Mở đường đến tương lai cấp học bổng 7 năm học (3 năm THPT và 4 năm đại học) cho 100 nữ sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích học tập tốt. Dự án Thắp sáng tương lai, vận động các doanh nghiệp xây dựng trường học, làm cầu, đường cho những địa phương còn khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ cho sự nghiệp giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số.
 

công, với 98% các nữ sinh đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trong đó 87% đã có việc làm.  Trong giai đoạn 2 của dự án (2017-2024), có 50 nữ sinh được lựa chọn đến từ 23 dân tộc thiểu số tại 36 tỉnh trên cả nước. Tổng giá trị học bổng cho mỗi em trong 7 năm lên đến 220 triệu đồng. Trong năm học 2017-2018, hầu hết các em đều đạt học lực khá, giỏi, trong đó 54% các em có điểm tổng kết năm trên 8,0”, bà Trương Mỹ Hoa cho hay.

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, hơn một nửa số hộ gia đình dân tộc thiểu số tại Việt Nam sống trong nghèo đói. Hơn sáu triệu người phải vật lộn để mưu sinh và không có nhiều cơ hội để phát triển. Sống ở các vùng sâu vùng xa, vấn đề khó khăn tài chính của họ đang trở nên trầm trọng bởi sự cô lập xã hội và văn hóa.

Dân tộc thiểu số, đặc biệt là các bé gái thường thiếu cơ hội để học cao hơn. Những lý do như phải làm việc để phụ giúp gia đình hoặc phải kết hôn sớm đều khiến các em  mất đi cơ hội để học tập. Điều kiện sống khó khăn, các hủ tục văn hóa lâu đời, chuẩn mực xã hội cùng với tình hình kinh tế kém phát triển ở những khu vực miền núi là nguyên nhân dẫn tới việc các nữ sinh dân tộc thiểu số ít có điều kiện phát triển cũng như được hỗ trợ cần thiết để tiếp tục việc học của các em.

“Để mang lại hy vọng về một tương lai tươi sáng và phá vỡ vòng tròn nghèo đói cho các em gái dân tộc thiểu số tại Việt Nam, VinaCapital Foundation phối hợp cùng Quỹ học bổng Vừ A Dính thực hiện dự án Mở đường đến tương lai - học bổng dành cho nữ sinh dân tộc thiểu số từ năm 2010 đến nay. Hy vọng mang dự án đến cho các nữ sinh dân tộc thiểu số tại Việt Nam cơ hội học tập và niềm tin vào tương lai tươi sáng hơn, thông qua đó giúp xóa giảm đói nghèo và phát triển cộng đồng”, ông Rad Kivette - Giám đốc điều hành VinaCapital Foundation chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ