Những giải pháp căn cơ cho giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chính sách giáo dục miền núi đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm
Chính sách giáo dục miền núi đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm

Nhiều chính sách ưu tiên đối với giáo viên

 Gần đây, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 755/QĐ- TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016- 2020. 

Đặt câu hỏi chất vấn với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Đại biểu Đinh Thị Phương Lan – đoàn Quảng Ngãi nêu ý kiến: Giáo dục dân tộc vùng thiểu số còn khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên chưa đạt yêu cầu.

Tình trạng dồn ghép các điểm trường một cách cơ học ở một số nơi, dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu chất lượng. Đại biểu lo lắng chương trình mới sắp tới, với điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ như hiện nay thì sẽ rất khó khăn. Đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm và giải pháp.

Trả lời câu hỏi chất vấn của Đại biểu Định Thị Phương Lan, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: Chính sách giáo dục miền núi đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm; trong đó đã ưu tiên để xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, ưu tiên về đội ngũ giáo viên và các chính sách liên quan đến chế độ đối với giáo viên, học sinh…

Bộ trưởng cho biết, thực tế mà Đại biểu Đinh Thị Phương Lan nêu diễn ra ở rất nhiều địa phương. Bộ GD&ĐT đã tham mưu với Chính phủ và đã ban hành Nghị định số 06/2018/NĐ-CP “Quy định về chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non”.

Đối với giáo viên cũng có nhiều chính sách ưu đãi, đơn cử như chính sách phụ cấp thu hút 70% đối với giáo viên dạy học ở vùng đặc biệt khó khăn, chính sách đối với giáo viên dạy tích hợp, liên môn được hỗ trợ trên 400 nghìn đồng/tháng.….

Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển giáo dục miền núi thì cơ sở, trang thiết bị vẫn còn khó khăn. Nhiều tỉnh miền núi như: Gia Lai, Hà Giang, Kon Tum..., tỷ lệ trường lớp kiên cố chưa được 50%, còn lại là bán tạm, nhiều trang thiết bị hầu như không có...

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn các địa phương dù có tinh giảm các đầu mối nhưng vẫn phải đảm bảo điều kiện dạy - học cho thầy và trò
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ:  Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn các địa phương dù có tinh giảm các đầu mối nhưng vẫn phải đảm bảo điều kiện dạy - học cho thầy và trò

Đảm bảo đủ giáo viên theo cơ số

Về vấn đề mù chữ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ xác nhận có hiện tượng tái mù chữ. Hiện nay Bộ đang rà soát và tăng cường dạy tiếng Việt, tiếng dân tộc cho học sinh. Theo đó, tăng cường dạy tiếng Việt cho đồng bào, nhất là đối với học sinh tiểu học. Bởi khi các em nói tốt tiếng Việt thì sẽ hạn chế được việc bỏ học và các em sẽ tiếp cận giáo dục được tốt hơn. 

Đối với dạy tiếng dân tộc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ đã biên soạn 8 tiếng dân tộc cơ bản để giảng dạy, còn một số dân tộc rất ít người (dưới 1.000 người) Bộ đang tiếp tục nghiên cứu.

Theo Bộ trưởng, vừa qua, thực hiện Nghị quyết 18 và Nghị quyết 19 của Ban chấp hành trung ương, một số địa phương có tình trạng dồn dịch các điểm trường một cách cơ học, dẫn đến tình trạng một số học sinh ở trường lớp có hiện tượng bỏ học.

Vấn đề này Bộ GD&ĐT đã có ý kiến. Các giải pháp trong thời gian tới: Trước hết là về mạng lưới cơ sở trường lớp, Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn các địa phương, dù có tinh giảm các đầu mối nhưng vẫn phải đảm bảo điều kiện dạy - học cho thầy và trò.

Chính phủ đã có quyết định vẫn đảm bảo đủ giáo viên theo cơ số. Hiện nay một số tỉnh giáo viên cho mầm non rất ít. Số giáo viên mầm non biên chế cho 1 lớp ở nhiều tỉnh là rất khó khăn và trong 3 năm nay không có sự thay đổi, chẳng hạn như ở Gia Lai. Bộ GD&ĐT cũng đã làm việc với Bộ Nội vụ và xác định trong năm học tới phải kiên quyết bố trí đủ giáo viên để các lớp vận hành.

Liên quan đến chương trình, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay, hiện đã có chương trình song ngữ về tiếng Việt và tiếng dân tộc. Đồng thời Bộ kiến nghị Chính phủ cấp sách giáo khoa cho vùng khó khăn. Đối với biên soạn chương trình, hiện có chương trình giáo dục địa phương, trong đó đặc biệt vấn đề dân tộc.

 "Chúng tôi cũng xin được làm việc sâu thêm với Bộ Tài chính để đề án sớm được thông qua, để trường lớp được kiên cố, đảm bảo nước sạch vệ sinh cho các trường vùng khó”  
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết

Nhìn nhận những vấn đề đại biểu biểu nêu đã phản ánh đúng thực trạng của miền núi, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: Bộ cũng đã có các giải pháp, gần đây nhất Bộ đã làm việc với Văn phòng Chính phủ để kiến nghị Chính phủ xem xét phê duyệt đề án kiên cố hóa trường lớp khi áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới. Đặc biệt nội dung chương trình này sẽ phục vụ cho vùng khó khăn. Dự án được đề nghị mấy năm nay, hiện các bộ ngành đang có ý kiến.

Đại biểu Định Thị Phương Lan chất vấn về vấn đề giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số
 Đại biểu Định Thị Phương Lan chất vấn về vấn đề giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Khuyến khích hội nhập giữa học sinh dân tộc thiểu số với các học sinh khác

Quan điểm là phải cử những người thực sự gắn với nhu cầu đầu ra. Chúng tôi cũng nghiên cứu mô hình như trường phổ thông dân tộc nội trú Tây Bắc, có thể 3- 4 tỉnh có trường thật tốt để tạo “hạt giống" cho các địa phương 

Trả lời về vấn đề sáp nhập, xê dịch trường lớp làm ảnh hưởng đến học tập của học sinh; Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao đổi: Hiện nay do đặc điểm của vùng dân tộc ít người, các điểm lẻ phân bổ rải rác, định biên giáo viên/lớp và số lớp/trường rất ít.

Bộ cũng đã có hướng dẫn các tỉnh dồn các điểm lẻ thành điểm chính và đảm bảo cho học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu được học gần nhà, tránh trường hợp dồn xa.

Đặc biệt chúng tôi khuyến khích các trường phổ thông dân tộc nội trú phát huy hiệu quả và theo hướng: Không chỉ học sinh nội trú dân tộc mà cả học sinh không phải dân tộc có thể sống chung trong ký túc xá, để các em có thể chia sẻ lẫn nhau.

Như vậy sự hội nhập giữa học sinh dân tộc thiểu số với các học sinh khác sẽ tốt hơn. Ngoài ra, Bộ cũng đang hướng dẫn các địa phương sắp xếp những trường bán trú và các điểm trường.

Về chính sách cử tuyển, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, trong một thời gian, đặc biệt là những năm 2006, 2007 đến 2014 đã phát huy rất hiệu quả. Các địa phương “3 Tây” : Tây bắc, Tây Nam Bộ và Tây nguyên đã cử được những người rất tốt.

Tuy nhiên gần đây, chính sách cử tuyển không phát huy hiệu quả. Học sinh học xong không bố trí được việc làm.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Chẳng hạn như: việc cử người đi chưa trúng; chất lượng học cử tuyển của học sinh chưa cao; đặc biệt việc cử người đi học với việc sử dụng không khớp với nhau dẫn đến khi học xong, các em không có việc theo như kế hoạch.

Đồng thời trong điều kiện hiện nay, nhiều học sinh dân tộc học rất giỏi, họ không nằm trong diện cử tuyển, họ tốt nghiệp đại học và khi họ trở về không được bình đẳng trong bố trí việc làm. Do vậy, chúng tôi đã phối hợp với Ủy ban dân tộc để rà soát lại nhằm tư vấn, tham mưu với Chính phủ, các địa phương.

Đảm bảo điều kiện học tập cho học sinh

Tranh luận về vấn đề mù chữ, cơ sở vật chất trường lớp của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, cách đây 8 năm số lượng chúng tôi thống kê có trên 90% người dân biết chữ. Cách đây 3 năm, khi khảo sát sơ bộ, tỷ lệ tái mù chữ có gia tăng. Chúng tôi đang phải rà soát lại để có giải pháp.

Về sách giáo khoa, điều kiện thực hiện chương trình mới không chỉ với đồng bào dân tộc mà đối với rất nhiều địa phương khi thay đổi chương trình từ tiếp cận kiến thức sang phát triển năng lực, giải pháp thực hiện cần sự đồng bộ về giáo viên, cơ sở vật chất.

Đây là vấn đề khó, chúng tôi cũng đang rà soát. Điều kiện tiếp cận giáo dục của giáo viên, học sinh miền núi có khăn khăn. Chúng tôi ghi nhận ý kiến này và tiếp tục làm sao khả thi hơn.

Về nguồn lực, chúng tôi sẽ làm việc với các bộ liên quan như Bộ Tài chính trong việc kiên cố hóa trường lớp để đảm bảo điều kiện học tập cho các em.

"Đối với các tỉnh miền núi khó khăn hơn rất nhiều. Chúng tôi đã có tính toán để có chương trình hỗ trợ. Một mặt sách giáo khoa phổ thông có 80% kiến thức cơ bản, 20% chương trình địa phương. Mặt khác, chúng tôi cũng biên soạn tài liệu phù hợp với các khu vực dân tộc" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...