Chăm lo thí sinh nghèo đi thi

GD&TĐ - Chưa đầy một tuần lễ nữa, Kỳ thi THPT quốc gia 2018 chính thức diễn ra. Cho đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cho một kỳ thi an toàn, nghiêm túc, hiệu quả đã được các địa phương chú trọng. Đặc biệt, với các thí sinh nghèo, thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, các em học sinh dân tộc thiểu số đã được các cấp chính quyền quan tâm, hỗ trợ kinh phí, đi lại và nuôi ăn ở.

Các thí sinh Lào Cai trong giờ ôn thi THPT quốc gia
Các thí sinh Lào Cai trong giờ ôn thi THPT quốc gia

Các cấp cùng vào cuộc

Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD&ĐT Hòa Bình): Năm nay toàn tỉnh có tổng số 8.991 thí sinh dự thi THPT quốc gia. Trong đó, có 8.059 em là thí sinh THPT. Có 38 điểm thi với 402 phòng thi. Số cán bộ, nhân viên phục vụ công tác coi thi là 1.190 người. Nhưng số cán bộ coi thi của 3 đơn vị đại học là 530, thuộc Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐHSP Nghệ thuật Trung ương và CĐSP Hòa Bình. Cán bộ coi thi của Sở GD&ĐT có 660 người.

Ngoài ra còn có 19 cán bộ lãnh đạo của các đơn vị phối hợp tham gia trong Ban chỉ đạo, Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi. Số lượng cán bộ bảo vệ, y tế, phục vụ thi, khoảng 460 – 480 người. Dự kiến, mỗi điểm thi đảm bảo có ít nhất 2 công an khu vực; 2 công an huyện, thành phố; 2 bảo vệ của đơn vị; 1 nhân viên y tế và tối thiểu 1 nhân viên phục vụ/3 phòng thi.

Năm nay Hòa Bình chỉ có duy nhất một điểm trường khó khăn có thí sinh cách xa điểm thi 15 km, đó là có 82 thí sinh của Trường PTDTNT THCS – THPT Lạc Sơn, huyện Lạc Sơn. UBND tỉnh đã hỗ trợ cho mỗi thí sinh ở điểm trường khó khăn này 200.000 đồng và bố trí cho các em ăn, ở tại các trường nội trú quanh điểm thi.

Ông Đỗ Thanh Tùng, Phó Trưởng Phòng GD Trung học (Sở GD&ĐT Lào Cai) cho biết: Kỳ thi THPT quốc gia 2018, Lào Cai có 16 điểm thi với tổng số 273 phòng thi, 6.240 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó thí sinh dân tộc thiểu số có 3.548 em. Học sinh THPT là 5.301 em, GDTX là 553 em, thí sinh tự do chỉ thi tuyển sinh ĐH, CĐ là 386 em.

Học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, tỉnh đã có phương án hỗ trợ để các em đi thi. 165 học sinh được hỗ trợ mỗi em 300.000 đồng. Đối với học sinh ở xa về dự thi, các điểm thi đều bố trí chỗ ở cho các em đảm bảo an ninh, an toàn.

Vì học trò nghèo

Sở GD&ĐT Lào Cai đã chỉ đạo các điểm thi chủ động tính toán đối với học sinh ở xa, vận động các em nghỉ lại điểm thi. Thí sinh nhà gần trường, nhà trường phối hợp với cha mẹ học sinh thống nhất phương án đưa đón học sinh. Riêng các tuyến đường thường xuyên có khó khăn về giao thông như điểm thi tại huyện Bảo Thắng, Văn Bàn, Sa Pa, thành phố Lào Cai, Sở Giao thông tỉnh Lào Cai đã có văn bản chỉ đạo, điều tiết giao thông đảm bảo thông suốt trong những ngày học sinh dự thi.

Tất cả học sinh ở xa đi thi, các điểm thi đều bố trí chỗ ở cho học sinh: Điểm thi tại các huyện đã bố trí cho học sinh ở xa dự thi về ở trong trường

PTDTNT THCS&THPT và các trung tâm GDNN-GDTX huyện; riêng đối với điểm thi số 4 thành phố Lào Cai (điểm thi dành cho thí sinh tự do dự thi để xét tuyển ĐH, CĐ) các em có nhu cầu nghỉ, trường THPT chuyên đã bố trí khu ký túc cho học sinh nghỉ, nếu học sinh có nhu cầu, nhà bếp sẽ nấu ăn phục vụ các em.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng Huỳnh Quang Long đã chia sẻ: Toàn tỉnh có 38 điểm thi, 657 phòng thi 3 với 15.053 thí sinh, trong đó có 762 học sinh dân tộc thiểu số, 898 thí sinh dự thi. Thí sinh dự thi THPT quốc gia của toàn tỉnh nhận được sự quan tâm, chỉ đạo đặc biệt của cả hệ thống chính trị và cùng vào cuộc.

Tất cả các UBND huyện đều tổ chức họp và đặc biệt chỉ đạo công tác giữ gìn an ninh, trật tự trường thi, hỗ trợ cho các thí sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các em tham dự kỳ thi. Cho đến thời điểm này lực lượng công an và giáo dục đã hai lần tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị thi THPT quốc gia.

Số lượng thí sinh có tăng hơn năm ngoái nhưng không có thay đổi nhiều nên năm nay Lâm Đồng có 36 điểm thi. Công tác hỗ trợ cho thí sinh nghèo, thí sinh dân tộc thiểu số được UBND tỉnh, và huyện quan tâm chu đáo. Tùy theo khả năng của mỗi địa phương, mức hỗ trợ cho mỗi thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt dự thi từ 1 - 2 triệu đồng. Trong đó, thí sinh của huyện Đam Rông là vùng khó khăn nhất của tỉnh thuộc diện huyện nghèo nhất của cả nước. Các em học sinh đến điểm thi phải vượt quãng đường 120 km. Do đó, địa phương chủ động hợp đồng thuê phương tiện, đưa đón thí sinh và bố trí chỗ ăn ở cho các em trong suốt kỳ thi diễn ra.

Có thể thấy, với sự nỗ lực của địa phương, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành, các thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2018 đã nhận được sự quan tâm, ưu ái, hỗ trợ đặc biệt. Đây chính là động lực giúp các học trò nghèo, nhất là học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn có được điều kiện tốt nhất để chinh phục kỳ thi hai trong một sắp tới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.