Nhà trường, gia đình và xã hội cùng chặn thuốc lá “tấn công” học đường

GD&TĐ - Trong khi một bộ phận không nhỏ học sinh - sinh viên (HS-SV) chưa hiểu biết hết về tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử thì chính các em trở thành đối tượng dễ bị các phần tử xấu dụ dỗ, lôi kéo sử dụng.

Tuyên truyền tác hại của ma túy, thuốc lá cho học sinh (Ảnh tư liệu).
Tuyên truyền tác hại của ma túy, thuốc lá cho học sinh (Ảnh tư liệu).

Vì thế, công tác phòng chống thuốc lá “tấn công” học đường là biện pháp quan trọng đòi hỏi sự vào cuộc của cả gia đình, nhà trường và xã hôi

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Những năm qua ngành Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang đã triển khai nhiều hoạt động về công tác giáo dục sức khỏe, xây dựng môi trường lành mạnh trong cơ sở giáo dục. Đặc biệt, là việc cấm hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn ở cơ sở giáo dục.

Chia sẻ với Báo GD&TĐ, thầy Nguyễn Thanh Bình – Hiệu trưởng Trường THPT Cẩm Lý (huyện Lục Nam, Bắc Giang) cho biết, nhà trường thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện các quy định có liên quan phòng chống tác hại thuốc lá.

Theo thầy Bình, nhà trường thành lập ban chỉ đạo phòng chống ma tuý- HIV/AIDS và thuốc lá trong trường học để hướng dẫn, điều hành mọi hoạt động, tham mưu đề xuất với cấp trên về biện pháp phòng chống.

Trong đó, xây dựng kế hoạch hoạt động công tác giáo dục PCMT – HIV/AIDS và thuốc lá  trong các hoạt động ngoại khoá.

Nhà trường tuyên truyền giáo dục qua các phương tiện thông tin như: Đội thanh niên xung kích, các hệ thống phát thanh nội bộ, các bản tin tài liệu của trường; Tuyên truyền qua báo, tạp chí, tờ rơi qua sự cung cấp của Trung tâm Y tế dự phòng Lục Nam.

Bên cạnh đó, xây dựng chương trình tuyên truyền trên bảng chữ chạy nhà trường, cập nhật thường xuyên thông tin về ma tuý - HIV/AIDS và thuốc lá. Nhà trường, phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường triển khai cam kết công tác phòng chống ma tuý – HIV/AIDS và thuốc lá.

Tuyên truyền qua buổi chào cờ, buổi học chính khoá và ngoại khoá: Thực hiện giảng dạy nghiêm túc có chất lượng các tiết học có liên quan đến ma tuý - HIV/AIDS và thuốc lá theo chương trình của Bộ GD&ĐT ở các bộ môn Sinh học, GDCD, Ngữ văn... giúp học sinh thấy rõ tác hại của ma tuý, thuốc lá và nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý, lợi ích của cai nghiện ma tuý, thuốc lá.

Tuyên truyền tới HS toàn trường trong các hoạt động đầu năm học, học sinh viết bài thu hoạch sau khi được tham gia buổi tuyên truyền về tác hại thuốc lá.

“Cấp tài liệu tuyên truyền, tranh áp phích, thống kê tình hình, báo cáo điển hình …có liên quan và phục vụ công tác giáo dục PCMT cho GVCN các lớp. Treo pano tuyên truyền trong khuôn viên trường. Cấm việc sử dụng thuốc lá trong trường học…”, thầy Bình nói.

Trường THPT Cẩm Lý cũng chỉ đạo thực hiện giáo dục PCMT-HIV/AIDS và thuốc lá trong hoạt động ngoại khoá. Trong đó, tăng cường hoạt động của đội thanh niên xung kích, phát thanh tuyên truyền vào giờ ra chơi.

Tổ chức toạ đàm cho học sinh tại các giờ sinh hoạt lớp chuyên đề “Học sinh nói về ma tuý - HIV/AIDS” và thuốc lá.

Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa theo chủ đề “ Tuổi trẻ hãy nói không với ma tuý”, “Nghiện ma tuý là bạn đồng hành của HIV/AIDS” cũng như thuốc lá theo các thể loại (vẽ tranh, làm thơ, sáng tác và biểu diễn các tiểu phẩm, hoặc thi tìm hiểu phòng chống HIV/AIDS) nhằm nâng cao nhận thức và ý thức tự phòng ngừa cho học sinh.

Trường THPT Cẩm Lý cũng hưởng ứng các đợt cao điểm phòng chống ma tuý – HIV/AIDS và thuốc lá tạo nên môi trường trong sạch, lành mạnh trong nhà trường.

“Nhà trường hưởng ứng ngày phòng chống tác hại của thuốc lá, tổ chức toạ đàm, tuyên truyền về tác hại của thuốc lá đến sức khoẻ con người.

Phổ biến luật phòng chống tác hại của thuốc lá. Tổ chức ký cam kết không sử dụng thuốc lá (truyền thống, điện tử trong không gian trường học)…”, thầy Bình nhấn mạnh.

"Chặn" thuốc lá vào trường học

Từ cuối năm 2020, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) có văn bản số 4954 gửi Ban Giám hiệu các trường học trên địa bàn quận về việc tăng cường đảm bảo an ninh trật tự tại cổng trường, phát hiện và ngăn chặn hiện tượng học sinh mua kẹo thuốc lá.

Cùng với việc cấm thuốc lá ở trường học, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại của thuốc lá cho học sinh.
Cùng với việc cấm thuốc lá ở trường học, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại của thuốc lá cho học sinh.

Theo đó, trên địa bàn quận xuất hiện tình trạng một số hàng rong xung quanh cổng trường trên địa bàn quận bán kẹo thuốc lá cho HS. Loại kẹo này có giá thành rẻ khoảng 1.500 đồng đến 2.000 đồng/chiếc, mẫu mã bắt mắt (hình con lạc đà nhãn hiệu CAMEL, hoặc bao bì giống các nhãn hàng thuốc lá). Kẹo thuốc lá có hình dáng bao bì giống như thuốc lá thật, vừa ăn vừa có thể nhả khói, vị ngọt thơm nên được học sinh ưu thích.

Được biết, đây là một hình thức quảng cáo cho thuốc lá tiếp cận đến HS, về lâu dài hình thành thói quen, sở thích hút thuốc lá trong HS. Hiện nay, các loại kẹo thuốc lá đều không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng (nghi sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc). Vì vậy, việc tiêu thụ sản phẩm có thể có những tác hại nhất định.

Để đảm bảo ANTT xung quanh cổng trường, phòng ngừa ngăn chặn tình trạng học sinh mua, ăn kẹo thuốc lá, Công an quận Hoàng Mai đề nghị Ban Giám hiệu các trường đóng trên địa bàn quận thông báo, tuyên truyền đến toàn thể cha mẹ HS biết về tác hại của kẹo thuốc lá.

Qua đó, để phụ huynh học sinh cùng phối hợp quản lý, đặc biệt không để con em mua kẹo thuốc lá, ăn quà vặt xung quanh cổng trường.

Theo lãnh đạo Công an huyện Phúc Thọ (Hà Nội), kẹo thuốc lá, thuốc lá điện tử vào học đường có thể do các nguyên nhân như: bố mẹ đi công tác xa hoặc do hoàn cảnh gia đình buông lỏng quản lý nên HS, SV bị kẻ xấu lôi kéo kích động. Đồng thời, có thể do một số tệ nạn ma túy trá hình hiện nay đang len lỏi mà HS, SV chưa có sự hiểu biết rõ về nó nên đã xử dùng mà không hề hay biết về tác hại xấu của nó như: cỏ, tem giấy...

"Cùng với việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như: nói không với ma túy và chất gây nghiện, học sinh không sử dụng thuốc lá...

Nhà trường phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh quản lý tốt giờ giấc sinh hoạt của học sinh, xây dựng lối sống lành mạnh cho học sinh học tập, sáng tạo...", đại diện lãnh đạo Công an huyện Phúc Thọ khuyến cáo.

Để ngăn chặn “vòi bạch tuộc” thuốc lá, kẹo thuốc lá len lỏi vào học đường, ông Lê Đức Thuận – Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình cho rằng, cần phải có sự phối hợp giữa lực lượng chức năng với hoạt động tuyên truyền qua báo đài, các phương tiện truyền thông đại chúng. Đồng thời, phải nâng cao ý thức của các bậc phụ huynh, các em học sinh về tác hại của thuốc lá.

Bên cạnh giải pháp tuyên truyền, cảnh báo về hậu quả của việc sử dụng thuốc lá, các cơ quan chức năng và nhà trường, gia đình cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục, quản lý để ngăn ngừa tình trạng giới trẻ tiếp cận với thuốc lá.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.