Nhà trường chủ động điều chỉnh phương pháp, nội dung ôn tập thi tốt nghiệp THPT

Nhà trường chủ động điều chỉnh phương pháp, nội dung ôn tập thi tốt nghiệp THPT

Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố đề tham khảo, các giáo viên, trường học đã phân tích đề thi, tham khảo để định hướng quá trình dạy học, ôn tập trước kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Thầy giáo Bùi Nghĩa Hoàng, giáo viên môn Địa lí trường PTDT nội trú tỉnh Phú Thọ cho rằng, đề tham khảo đã bám sát chương trình, sách giáo khoa, bám sát các nội dung giảm tải theo công văn hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Các câu hỏi trong đề thi được trình bày khoa học theo mức độ từ dễ đến khó, câu dẫn ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu. Phạm vi kiến thức tập trung vào kiến thức, kĩ năng thuộc lớp 12.

Đề thi tham khảo vẫn cho thấy tính phân hóa, mức độ nhận thức vẫn được đảm bảo đủ 4 mức độ là nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Tuy nhiên, số lượng và tỉ lệ các mức độ nhận thức đã thay đổi khá lớn so với đề thi chính thức năm 2019, theo hướng tăng tỉ lệ các câu hỏi dễ và giảm câu hỏi khó. Có khoảng 75% thuộc mức độ nhận biết và thông hiểu, 25 % ở mức độ vận dụng và vận dụng cao; các câu hỏi lạ/khó/sâu đã không thấy xuất hiện.

“Có thể thấy, đây là đề thi nhẹ nhàng, vừa sức với học sinh và phù hợp với tình hình thực tế khi cả nước đang áp dụng các biện pháp phòng, chống đại dịch covid-19. Như vậy, nếu học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản thì có thể đạt mức điểm 6-8, học sinh khá giỏi có thể đạt điểm 9-10 và sẽ cao hơn năm trước; do đó đảm bảo yêu cầu xét tốt nghiệp cũng như để xét vào các trường ĐH, CĐ” – thầy Bùi Nghĩa Hoàng cho hay.

Cùng chung quan điểm với thầy Bùi Nghĩa Hoàng, cô Trần Thị Xuân Hà, Hiệu phó trường THPT Mỹ Văn, huyện Tam Nông lưu ý thêm: Với đề tham khảo và chương trình các môn học có sự điều chỉnh theo hướng giảm tải trong tình hình học sinh phải tạm nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 năm nay các thầy cô cần bám sát chỉ đạo của Bộ, Sở GD&ĐT để kịp thời điều chỉnh nội dung, hình thức tổ chức dạy học, vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực và sáng tạo.

Cùng với đó, dạy học bám sát theo chuẩn kiến thức và kĩ năng tối thiểu, hướng đến sự phát triển các năng lực chung và chuyên biệt ở học sinh. Tích cực tổ chức ôn tập cho học sinh theo các nhóm đối tượng với năng lực khác nhau.

Với các câu vận dụng, đặc biệt câu vận dụng cao giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách phân tích tích huống ở từng dạng câu hỏi để học sinh hiểu và phân tích đề một cách chính xác...

Ông Phùng Quốc Lập, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ cho biết, việc Bộ GD&ĐT ban hành đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 là cần thiết, kịp thời giúp giáo viên, học sinh lớp 12 yên tâm, chủ động điều chỉnh phương pháp, nội dung ôn tập phù hợp với thay đổi của kỳ thi.

Chia sẻ về chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phó Giám đốc Phùng Quốc Lập thông tin, Sở GD&ĐT Phú Thọ đã chỉ đạo các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện nghiêm túc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ 2 năm học 2019-2020.

Đồng thời, tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng đúng quy chế; bám sát đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT để xây dựng chương trình, kế hoạch ôn tập phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT tổ chức tập huấn cho giáo viên dạy ôn thi lớp 12 để quán triệt, định hướng công tác tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn tỉnh bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.