Nhà trường cần thêm thời gian để chuẩn bị cho chương trình mới

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT chủ động lùi thời gian thực hiện chương trình mới là hoàn toàn phù hợp.

Học sinh Trường tiểu học Đình Bảng 1 (Bắc Binh)
Học sinh Trường tiểu học Đình Bảng 1 (Bắc Binh)

Trong thời gian này, các cơ sở giáo dục sẽ tiếp tục hoàn thiện về điều kiện cơ sở vật chất, có lộ trình kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, tham gia tập huấn thực hiện yêu cầu thực hiện chương trình mới, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong học sinh và gia đình học sinh.

Bộ GD&ĐT cần sớm công bố chương trình chi tiết của các bộ môn nhằm nhận được càng nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ các nhà giáo dục, các chuyên gia và các tầng lớp nhân dân.
ThS Trần Văn Thương

Đó là quan điểm của ThS. Trần Văn Thương - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Phú Điền (Đồng Tháp) khi Chính phủ đồng ý giãn thời gian thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới 1 năm.

ThS Trần Văn Thương cho biết: Từ khi Quốc hội thông qua Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; được sự chỉ đạo, định hướng của Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Tháp, Trường THPT Phú Điền đã có sự chuẩn bị cho việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông như: chuẩn bị về điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong giáo viên, học sinh và gia đình học sinh, thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ngành Giáo dục...

Tuy nhà trường đã có sự chủ động cho việc chuẩn bị thực hiện chương trình mới, xong theo ThS Trần Văn Thương, nhà trường vẫn gặp phải những khó khăn nhất định như: một số giáo viên vẫn còn lo lắng về chương trình mới, chưa có điều kiện tiếp cận định hướng chương trình mới, chưa được tham gia các lớp bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu giảng dạy chương trình mới.

Cùng với việc đồng tình khi giãn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, ThS Trần Văn Thương cũng kiến nghị Bộ GD&ĐT cần sớm công bố chương trình chi tiết của các bộ môn nhằm nhận được càng nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ các nhà giáo dục, các chuyên gia và các tầng lớp nhân dân.

Cùng với đó, đầu tư cơ sở vất chất, thiết bị dạy học; tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận, nghiên cứu chương trình mới từ đó có kế hoạch tự bồi dưỡng cho bản thân để đáp ứng yêu cầu khi chương trình mới được triển khai thực hiện vào năm học 2019 - 2020.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.