Nhà mạng ra tối hậu thư bắt người dùng cập nhật ảnh chân dung

GD&TĐ - Hầu như các nhà mạng lớn đều ra "tối hậu thư" với người dùng, khuyến nghị nên cập nhật thông tin cá nhân và ảnh chân dung đúng nghị định tránh bị khóa thuê bao theo quy định.

Nhà mạng ra tối hậu thư bắt người dùng cập nhật ảnh chân dung

Trong tuần qua, Viettel là nhà mạng đầu tiên nhắn tin đến người dùng, khuyến nghị kiểm tra thông tin và cập nhật ảnh chân dung đúng theo Nghị định 49 của Chính phủ. VinaPhone cũng đã bắt đầu thực hiện nhắn tin thông báo đến người dùng trong nước với nội dung tương tự.

Các nhà mạng này cho biết, việc khuyến nghị này nhằm làm đúng quy định của nhà nước mà cụ thể là Nghị định 49/2017/NĐ-CP.

Sau 12 tháng kể từ ngày 24/4/2017, tất cả thuê bao di động đều phải có thông tin chính xác (họ và tên, CMND, ngày cấp và nơi cấp…) bao gồm cả thông tin về đối tượng sử dụng số thuê bao đó và ảnh chụp chân dung của chủ thuê bao. Đây là quy định nhằm quản lý thuê bao di động chặt chẽ hơn tránh tình trạng sim rác, và giúp bảo vệ thông tin của khách hàng tốt hơn.

Hai nhà mạng trên cho biết, hiện tại đang gấp rút bố trí nguồn lực tiến hành thông báo rộng rãi và hướng dẫn chi tiết khách hàng thực hiện các bước hoàn thiện thông tin thuê bao. Các nhà mạng này đang nhắn tin từng đợt đến khách hàng để yêu cầu bổ sung thông tin.

Nhà mạng VinaPhone cho biết sẽ mở tăng giờ phục vụ tại các điểm giao dịch trên toàn quốc đến 21h00 hàng ngày, đồng thời mở thêm nhánh 3 của tổng đài 18001091 để tiếp nhận và giải đáp và tư vấn hướng dẫn khách hàng cập nhật thông tin thuê bao.

Nhà mạng Viettel cũng đang thực hiện việc bổ sung thông tin bằng rất nhiều hình thức, từ việc hướng dẫn người dùng đến cửa hàng, cập nhật thông tin tại nhà và thông qua ứng dụng My Viettel trên di động.

Các nhà mạng cũng cho biết, việc bổ sung thêm thông tin theo quy định của Chính Phủ nhằm bảo vệ quyền lợi số thuê bao của khách hàng trong một số trường hợp nhất định. Nhà mạng VinaPhone nói rằng, mong nhận được sự hợp tác và thông cảm từ phía khách hàng.

Các nhà mạng cho biết, theo đúng quy định của NĐ 49 sau ngày 24/04/2018 số thuê bao chưa cập nhật đủ thông tin có khả năng sẽ bị khóa 1 chiều.

Nhưng thực tế điều này vẫn chưa chính xác. Bởi sau 12 tháng kể từ ngày 24/4/2017 có hiệu lực, các nhà mạng có trách nhiệm đảm bảo toàn bộ các thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao tập trung của mình đúng quy định tại Nghị định này.

Đồng thời, báo cáo kết quả với Bộ TT&TT về việc triển khai, cập nhật thông tin của người dùng trong thời gian qua và chờ đợi hướng dẫn tiếp theo của Bộ.

Nghị định này cũng quy định rất rõ, các doanh nghiệp viễn thông phải thông báo liên tục trong ít nhất 5 ngày, mỗi ngày ít nhất một lần yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu.

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu, nhà mạng sẽ tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên gửi thông báo. Sau 15 ngày tiếp theo, nếu không thực hiện sẽ tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông.

Sau 15 ngày nữa, nhà mạng sẽ tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều, thông báo đến người dùng sẽ được thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông sau 30 ngày tiếp theo nếu không thực hiện.

Như vậy, có thể thấy, việc khóa SIM một chiều sau ngày 24/4 là không chính xác. Tuy nhiên, nếu nhận được tin nhắn thông báo, người dùng nên đi cập nhật thông tin để đảm bảo quyền lợi. Đồng thời, đảm bảo thông tin thuê bao của người dùng đã chính xác hay chưa, hãy soạn tin nhắn với cú pháp: TTTB gửi 1414.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Haaland làm được điều không tưởng

Haaland làm được điều không tưởng

GD&TĐ - Chỉ mới 24 tuổi nhưng tiền đạo Erling Haaland đã ghi được tới 25 cú hat-trick tính cả trong màu áo câu lạc bộ lẫn tuyển quốc gia.