Năm 2018, nhóm nhà khảo cổ người Ai Cập đã khai quật được hài cốt của một người phụ nữ đã qua đời cách đây 3.700 năm ở Aswan, miền Nam Ai Cập. Điều bất ngờ là họ còn phát hiện một "vật thể lạ" ở vùng xương chậu của người phụ nữ.
Sau khi quan sát kỹ họ mới nhận ra rằng đó chính là hài cốt của một thai nhi! Bên trong ngôi mộ còn phát hiện nhiều hạt được làm từ vỏ trứng đà điểu, đồ gốm và lọ.
Theo một thông báo được đăng tải trên Facebook, Bộ Cổ vật Ai Cập cho biết phái đoàn khảo cổ từ Mỹ - Ý đã tìm thấy nơi chôn cất của thai phụ, mang thai ở những tháng cuối cùng, trong quá trình thực hiện dự án khảo cổ Kom Ombo ở thành phố Aswan.
“Phân tích ban đầu về tử cung của người phụ nữ cho thấy các vấn đề hoặc sự mất cân bằng ở vùng xương chậu, điều này chỉ ra cô ấy có thể bị gãy xương nhưng được điều trị không đúng cách và có thể đó là nguyên nhân dẫn đến tử vong", báo cáo cho biết.
Các nghiên cứu cũng phỏng đoán rằng tuổi của người phụ nữ vào thời điểm qua đời là "khoảng 25 tuổi". Người phụ nữ này đang ở những tháng cuối của thai kỳ và sắp sinh vì tư thế của thai nhi nằm trong vùng xương chậu đã ổn định ở vị trí chuẩn bị sẵn sàng chào đời”, các nhà khảo cổ cho biết.
Tiến sĩ Zuhari nói rằng chiếc bình là dụng cụ được du khách sống trong khu vực này thường xuyên sử dụng, trông gần giống như chậu của người vùng Nubia.
Ngôi mộ chứa "những sản phẩm bất ngờ" như hạt làm từ vỏ trứng đà điểu, có thể là do những người sản xuất hạt tạo ra. "Gia đình người phụ nữ đã đặt một số lượng lớn hạt không dùng tới để tưởng nhớ cô ấy", ông Zuhari nói.
Giáo sư Sandra Wheeler thuộc Đại học Central Florida cho biết: "Việc phát hiện thai nhi vẫn còn bên trong cơ thể người mẹ ở giai đoạn này là cực kỳ hiếm. Điều này cũng củng cố nhận định rằng việc sinh con là vô cùng nguy hiểm và người mẹ phải đối mặt với nguy cơ tử vong ở mọi giai đoạn mang thai".