Năm 1942 tại phía Bắc của Ấn Độ người ta đã phát hiện ra một cái hồ băng. Độ sâu của cái hồ này là 5.029 m so với mực nước biển. Nó giải thích cho việc tạisao sự việc được phát hiện từ 1200 về trước đến gần đây mới được con người phát hiện. Cái hồ này có tên là Roopkind.
Vì nằm ở vùng đồi núi nên người ta đã không tìm thấy nó. Cho đến năm 1942, các nhà quản lý khu bảo tồn vô tình phát hiện ra nó.
Vì nằm trong lớp băng lạnh nên chúng gần như bị đóng băng hoàn toàn. Chính vì vậy mà mọi người mới không biết dưới lớp băng dày là thứ gì.
Cho đến khi lớp băng tan ra, con người mới biết về những bi kịch xảy ra ở đây 1.200 năm trước đây. Dưới đáy hồ là hộp sọ, và rất nhiều các bộ xương khác nhau.
Những bộ xương khác nhau dưới đáy hồ.
Mọi người đều không biết hộp sọ và những bộ xương này từ đâu có. Có rất nhiều ý kiến khác nhau đã được đưa ra. Một số nhà nghiên cứu cho rằng những bộ xương này là của tướng quân Kashmir và những thuộc hạ của ông.
Vào năm 1841, trong hành trình trở về Tây Tạng đoàn thám hiểm đã bị lạc đường, và mọi người đều chết trong dãy núi Himalaya.
Nhưng một số nhà khoa học khác sau khi nghiên cứu lại cho rằng những bộ xương này phải có từ trước đó nữa. Những chuyên gia khác lại cho rằng những bộ xương này là của những người chết vì bệnh tật hoặc là tự sát từ những năm về trước.
Cho đến năm 2004, sau khi một đoàn thám hiểm phát hiện ra hồ Roopkund đã tồn tại 850 năm thì chân tướng sự việc mới được làm rõ.
Các nhà nghiên cứu sau khi kiểm tra đã phát hiện phía sau não của những người này có vết nứt, điều này chứng tỏ cái chết của họ có liên quan đến việc đầu của họ bị va đập vào đâu đó. Và những vết thương trên đầu họ đều có hình cầu.
Ngoài ra trên cơ thể của họ không có vết thương tích nào khác. Vì thế những nhà nghiên cứu đã đi đến một kết luận: Những người này bị thương chắc chắn do vật gì đó từ trên trời rơi xuống – mưa đá.
Các chuyên gia kết luận những người này chết do mưa đá.
Các chuyên gia kết luận rằng: cứ 12 năm 500 tín đồ lại hành hương đến vùng núi Nanda Devi để tiến hành nghi thức cúng bái, và họ vô tình đã bắt gặp hồ Roopkund. Trong lúc muốn xuống sườn đồi để lấy nước thì mưa đá từ trên trời rơi xuống.
Vì trên đỉnh núi không có nơi nào để ẩn náu nên tất cả những tín đồ Ki tô này đã bị chết vì mưa đá ném trúng đầu và rơi xuống hồ. Sau một thời gian khi nước dưới hồ bị đóng băng lại thì toàn bộ những bộ xương của họ, thậm chí là tóc hay quần áo của họ đều được bảo tồn dưới lớp băng cho đến ngày nay.