Nguyên nhân Nga mất vị trí dẫn đầu trên thị trường dịch vụ không gian

Nguyên nhân Nga mất vị trí dẫn đầu trên thị trường dịch vụ không gian

Từ đầu những năm 2000 Nga đã có một thời gian dài dẫn đầu về số lần phóng tên lửa vào không gian, trong đó bao gồm cả thị trường dịch vụ phóng thương mại vào không gian.

Các loại tên lửa “Proton-M” và “Souyz”, cũng như các loại tên lửa vũ trụ khác của Nga chiếm 50% tất cả các lần phóng trong thị trường phóng thương mại vào không gian trên thế giới. Năm 2012, lần đầu tiên xảy ra việc số lượng phóng vào không bị giảm xuống, còn sau năm 2014 số lượng đơn đặt hàng giảm một cách đáng kể, nguyên nhân do từ năm 2013 các khách hàng đã dần chuyển sang phía công ty SpaceX của Mỹ.

Năm 2016 Nga tổng số lần phóng tên lửa không gian của Nga đã xếp sau Mỹ và Trung Quốc, và xếp ở vị trí thứ 3. Trong năm 2017, công ty thương mại SpaceX của Mỹ cùng với một tên lửa Falcon 9 chỉ kém một ít số lần phóng tên lửa của toàn bộ chương trình không gian của Nga.

“Với lượng tên lửa vũ trụ hiện có, hoàn toàn đủ cho nhu cầu hữu hạn về việc phóng các phương tiện không gian, sẽ làm cho việc cạnh tranh trên thị trường dịch vụ phóng tên lửa vũ trụ càng trở nên khốc liệt hơn trong tương lai.

Vì vậy việc lựa chọn các loại tên lửa vũ trụ có tính cạnh tranh cao nhất cần phải dựa vào việc phân tích có hệ thống xu hướng tương quan giữa cung và cầu trên thị trường phóng thương mại trên thế giới. Việc bỏ qua nghiên cứu này từ năm 2006-2007 đã dẫn đến việc đánh mất vai trò dẫn đầu của Nga trong lĩnh vực phóng thương mại các thiết bị vũ trụ bắt đầu từ năm 2011-2012.” –Trích bài viết của Medvedev được đăng trên số đầu tạp chí khoa học TsNIIMash “Du hành vũ trụ và khoa học tên lửa”.

Theo lời nhà thiết kế hàng đầu về tên lửa thì trong thời gian tới, khả năng cạnh tranh trên thị trường phóng tên lửa không gian chỉ được củng cố cùng với sự tin tưởng, khách hàng sẽ bắt đầu chú ý hơn đến giá thành cho mỗi lần phóng. Ông cũng chú ý rằng hiện nay ở Nga đã sử dụng và chế tạo các loại tên lửa vũ trụ từ hạng nhẹ cho đến hạng siêu nặng, trong đó có họ tên lửa “Angara”.

Theo Ria.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ