Nguyên nhân đơn giản khiến mọi bà mẹ luôn cảm thấy “kiệt sức“

Nếu bạn đang làm mẹ của một lũ nhóc dưới 6 tuổi, hẳn là mỗi ngày của bạn sẽ đều khép lại bằng một từ “kiệt sức”. Mọi người và chính bản thân bạn đều nghĩ rằng, chính một tỉ thứ việc không tên liên quan đến bọn trẻ là “thủ phạm” của điều này, nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy.

Nguyên nhân đơn giản khiến mọi bà mẹ luôn cảm thấy “kiệt sức“

Giống như mọi bà mẹ khác, mỗi ngày, sau khi chắc chắn rằng mọi việc đã xong xuôi và nằm vật xuống giường vào lúc đã quá nửa đêm, tôi lại có một điều ước “mãi-mãi-không-bao-giờ-thành-hiện-thực”, đó là được biến mất khỏi mớ bòng bong đang chờ để bủa vây lấy tôi khi tôi mở mắt ra vào sáng mai, kết quả là LẠI THÊM MỘT NGÀY KIỆT SỨC trong cuộc đời kể từ khi làm mẹ. Làm sao không kiệt sức cho được khi mà…. 

Bạn phải “nuôi” một đội quân lúc nào cũng đòi ăn “món ngon hơn”, “món con thích”… trong khi đang phải cho một đứa khác bú sữa mẹ và không có sự lựa chọn nào khác.

Bạn phải trả lời câu hỏi “tại sao” ít nhất là 343 lần một ngày.

Bạn phải tỏ ra nhã nhặn và tươi tỉnh (trong khi chỉ muốn quay lưng bỏ đi) khi nói chuyện với các bố mẹ khác, nghe họ khen ngợi con của chính mình rồi hỏi bạn đầy “ẩn ý” kiểu như: Bố lũ trẻ đâu? Cháu bao nhiêu cân? Chưa biết nói à?....

Luôn căng thẳng khi không biết thiên thần của bạn có đi ị đúng lúc cả nhà đang dùng bữa tối không?

Dọn dẹp và hút bụi sàn nhà hàng chục lần mỗi ngày để chắc chắn lũ trẻ không vô tình bị hóc dị vật nhỏ hay nhiễm khuẩn khi lăn lê trên sàn.

Bỏ ra hàng tiếng đồng hồ để tìm món đồ chơi yêu thích mà con nhóc 4 tuổi khóc lóc rên la là không thấy ở trong ba lô nữa, con bé khóc đến khi mệt lả rồi ngủ thiếp đi trong khi bạn tiếp tục lao đi tìm khắp nơi trong nhà rồi cuối cùng tìm thấy món đồ chơi đó ở trong… ba lô của con nhóc.

Tối nào bạn cũng phải đi săn quái vật đang trốn trong tủ và dưới gầm giường để lũ trẻ của bạn yên tâm đi ngủ.

làm mẹ 1

Có hàng tỷ thứ việc không tên vắt kiệt sức lực và năng lượng của các bà mẹ mỗi ngày.

Vẫn phải cưng nựng lũ trẻ sau khi quay cuồng với điệp khúc nôn trớ - ăn thêm - uống thuốc - nôn trớ - ăn thêm - uống thuốc - nôn trớ mỗi khi con ốm.

Bạn phải nhảy lên nhảy xuống vui mừng phấn khích khi lũ trẻ chìa ra trước mặt bạn tác phẩm thủ công ở lớp của chúng. 

Bạn phải dạy đi dạy lại hàng tỉ lần rằng “cái này sai, con không được làm thế” mà lại lặp lại như thế vào ngay ngày hôm sau, và những ngày sau nữa.

Bạn phải cố gắng để giữ lũ trẻ luôn sạch sẽ, trong khi, chúng cố gắng để làm điều ngược lại.

Bạn chạy xung quanh nhà mỗi ngày để nhặt đồ chơi vương vãi.

Dành hàng giờ để tìm kiếm trên máy tính về một cái mụn bé xíu vừa mọc ra trên mông của lũ nhóc.

Hay ngay như lúc này, lẽ ra tôi nên lăn ra ngủ thì lại vẫn nằm đây để thao thức lo lắng về tất cả mọi thứ, bữa sáng mai đã chuẩn bị chưa, quần áo đã cho vào máy giặt hay có đứa trẻ nào của tôi bị lạnh/nóng quá trong phòng của chúng không…?

Đó chính là cảm giác trái tim muốn nổ tung vì “quá tải” lo lắng và yêu thương!

Nhưng không phải lo lắng và yêu thương cho chính bản thân mình.

Có thể một tỷ thứ việc không tên kia đã vắt kiệt sức lực của bạn, nhưng hãy nhớ rằng, bạn hoàn toàn có thể “giữ sức” và nạp lại năng lượng căng đầy bất cứ lúc nào nếu biết yêu thương chính bản thân mình.

Làm mẹ 2

Đừng quên yêu thương chính bản thân mình các mẹ ạ, vì một người mẹ hạnh phúc chính là nguồn năng lượng tích cực nhất cho cả gia đình.

Chỉ một điều duy nhất, HÃY YÊU THƯƠNG CHÍNH MÌNH.

Bạn không trở nên ích kỷ khi ngâm mình thêm 20 phút nữa trong bồn tắm mỗi tối.

Bạn không trở thành bà mẹ tồi tệ khi “lùa” lũ trẻ và bố của chúng đi ăn hàng mỗi tối cuối tuần.

Bạn cũng chẳng trở nên xấu xí nếu để nhà cửa bừa bộn một chút hay 2-3 ngày mới giặt đồ một lần.

Bạn cũng không “đánh mất” tình yêu thương mà lũ trẻ dành cho bạn nếu bạn để chúng tự lập hơn và làm những công việc vặt trong nhà.

Bạn không trở nên tồi tệ khi để lũ trẻ ở nhà với bố để hẹn đi xem phim với bạn thân hay thậm chí đi du lịch một mình trong một tuần liền.

Nhưng, hãy nhớ rằng, mọi thứ sẽ thật là tệ nếu như bạn lăn quay ra ốm hay nhập viện vì quá căng thẳng.

Vì thế, hãy luôn nhớ chăm sóc, yêu thương và chiều chuộng chính bản thân mình.

Bạn biết đấy, một người mẹ hạnh phúc sẽ thắp sáng một gia đình hạnh phúc và những đứa trẻ hạnh phúc. 

Theo ttvn.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ