Nguy cơ khi phụ nữ mang thai sử dụng opioid

GD&TĐ - Sử dụng opioid trong khi mang thai có thể dẫn đến kết quả bất lợi lâu dài cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Phần lớn phụ nữ mang thai sử dụng opioid là do thuốc kê đơn.
Phần lớn phụ nữ mang thai sử dụng opioid là do thuốc kê đơn.

Các chiến lược y tế công cộng có mục tiêu đã được áp dụng để giảm việc sử dụng opioid ở những người trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu mô tả đầy đủ về việc phụ nữ mang thai sử dụng opioid.

Nghiên cứu đầu tiên tại Mỹ mới đây đã mô tả dịch tễ học về việc sử dụng opioid ở phụ nữ mang thai.

Nghiên cứu do Phó Giáo sư Ruby Nguyễn thuộc Trường Y tế Công cộng (SPH), Trường Đại học Minnesota đứng đầu. Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ Chương trình Ảnh hưởng của Môi trường đối với Kết quả Sức khỏe Trẻ em (ECHO) từ 21.905 phụ nữ mang thai trên khắp đất nước.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sức khỏe Phụ nữ cho thấy, có 2,8% trường hợp mang thai đã tiếp xúc với opioid. Ngoài ra, việc sử dụng opioid trong thai kỳ phổ biến hơn ở những người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha và ở những người có tiền sử trầm cảm, hoặc sử dụng nhiều chất gây nghiện. Phần lớn việc sử dụng opioid trong thai kỳ có nguồn gốc từ thuốc kê đơn.

PGS Ruby Nguyễn cho biết: “Các nghiên cứu trước đây đã không mô tả đầy đủ về những người ở Mỹ sử dụng opioid trong khi mang thai. Thực tế này đã hạn chế hiệu quả của các can thiệp y tế công cộng trước đây. Những phát hiện của nghiên cứu này có thể hữu ích cho nỗ lực trong tương lai, nhằm giảm sử dụng opioid trong thai kỳ. Đồng thời, hạn chế hậu quả tiêu cực của việc thai nhi tiếp xúc với opioid”.

Chương trình ECHO bao gồm các nghiên cứu nhi khoa trên khắp nước Mỹ. Chương trình được thiết kế để điều tra tác động của việc phơi nhiễm trong giai đoạn đầu đời đối với sức khỏe trẻ em. PGS Ruby Nguyễn - điều tra viên của chương trình ECHO - cho biết số lượng lớn phụ nữ mang thai tham gia vào nghiên cứu là rất quan trọng.

“Số lượng lớn các trường hợp mang thai trong chương trình ECHO này cho phép chúng tôi điều tra việc sử dụng opioid. Điều này rất khó thực hiện trong các nghiên cứu nhỏ hơn vì đây là trường hợp phơi nhiễm khá hiếm trong dân số nói chung”, bà Ruby Nguyễn giải thích.

Chuyên gia này cũng lưu ý rằng, điều quan trọng là phải đánh giá các lợi ích tiềm năng của việc sàng lọc những đặc điểm có thể xảy ra cùng với hành vi gây nghiện, chẳng hạn như trầm cảm và sử dụng nhiều chất. Từ đó, xác định những người có nguy cơ phơi nhiễm opioid trước khi sinh.

“Mặc dù, dữ liệu còn hạn chế về các chi tiết cụ thể của loại opioid được sử dụng, nhưng chúng tôi cung cấp bằng chứng cho thấy, phần lớn việc sử dụng opioid trong thời kỳ mang thai bắt nguồn từ đơn thuốc”, PGS Ruby Nguyễn chia sẻ.

Do đó, theo bà Ruby Nguyễn, để giải quyết các rủi ro tiềm ẩn khi mang thai, cần đưa ra những chính sách nhằm giảm lượng opioid nói chung. Đồng thời, có những chương trình tập trung vào việc giải quyết sử dụng thuốc theo toa để kiểm soát cả chứng đau và rối loạn sử dụng opioid. Từ đó, khám phá thêm để nhắm mục tiêu sử dụng opioid phù hợp.

Theo MedicalXpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang bị đe dọa.

Kế hoạch Nga rút quân khỏi Syria?

GD&TĐ -Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.