Sản phụ cũng có thể sẽ đối mặt với nguy cơ khối u phát triển nhanh, gây suy giảm chức năng của não, tim, phổi, hệ thống tiêu hoá, tiết niệu... Đồng thời, dẫn đến các nguy cơ như: Tắc mạch phổi, tắc ruột, thủng ruột, nhiễm trùng huyết…
Nguy cơ khối u phát triển nhanh
Các nghiên cứu khuyến cáo, bệnh nhân sau điều trị ung thư cần duy trì tinh thần lạc quan và tích cực, cũng như lối sống lành mạnh. Tăng cường thể dục, thể thao, ăn uống khoa học hợp lý. Ngoài ra, nên duy trì việc sinh hoạt vợ chồng, miễn là cơ thể cho phép. Cân bằng tâm sinh lý, quan hệ tình dục an toàn là việc tốt cho cơ thể. Đồng thời, luôn chú ý việc dùng các biện pháp bảo vệ để tránh có thai ngoài ý muốn trong quá trình điều trị ung thư.
Ung thư là bệnh lý ác tính nguy hiểm và có xu hướng trẻ hóa. Ngày nay, với nhiều phương pháp chẩn đoán phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, ung thư có thể được chữa khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn sớm.
Sau khi kết thúc quá trình điều trị, việc có chế độ ăn uống, tập luyện, lối sống sinh hoạt để phòng bệnh tái phát, cũng như nâng cao sức khỏe và chất lượng sống của bệnh nhân được coi là yếu tố vô cùng quan trọng.
Theo số liệu trên thế giới, cứ 3.000 người mang thai, có một người mắc ung thư trong thai kỳ. Những loại ung thư thường mắc chủ yếu ở những phụ nữ có thai như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư hạch...
Tuy nhiên, không ít người đặt ra câu hỏi về việc, liệu có nên mang thai khi đang có khối u hay không? Bởi, không ít người bày tỏ lo ngại về việc, mang thai trong thời gian điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ cả mẹ và bé.
Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Hà Hải Nam - Phó Trưởng khoa Tiêu hóa 1, Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội) dẫn chứng, năm 2019, Bệnh viện K đã chữa trị ung thư giai đoạn cuối cho chị N.T.L và vẫn giữ thai nhi thành công. Chị L mắc bệnh ung thư vú giai đoạn sớm và đã trải qua ca mổ trong tư thế ngồi vào giữa tháng 5/2019, nhờ sự kết hợp của 2 Bệnh viện K và Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Tuy nhiên, về khía cạnh y học, rất nhiều chuyên gia trên thế giới khuyến cáo rằng: Không nên mang thai khi chữa trị ung thư. “Bị ung thư trong thời gian mang thai không chỉ gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe người mẹ, mà còn ảnh hưởng đến cả em bé”, bác sĩ Nam nhấn mạnh.
Theo chuyên gia này, mẹ bầu bị ung thư phải đối mặt với những hệ luỵ không mong muốn trong thời kỳ thai nghén. Trong đó, bao gồm tình trạng sức khoẻ giảm nhanh chóng, người mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ, đi lại khó khăn, tay chân phù nề.
Ngoài ra, sản phụ cũng có thể sẽ đối mặt với nguy cơ khối u phát triển nhanh, gây suy giảm chức năng của não, tim, phổi, hệ thống tiêu hoá, tiết niệu... Đồng thời, dẫn đến các nguy cơ như: Tắc mạch phổi, tắc ruột, thủng ruột, nhiễm trùng huyết…
Nên mang thai sau 2 đến 5 năm
Trước đó, sản phụ N.T.L mang thai được 4 tháng thì phát hiện bị ung thư vú giai đoạn cuối, đã di căn vào phổi, xương. Chị quyết định từ chối điều trị để nhường sự sống cho con và được các bác sĩ Bệnh viện K theo dõi sát sao.
Đến ngày 22/5/2019, khi thai được 31 tuần và sức khỏe của chị tiến triển xấu, Bệnh viện K Trung ương phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Trung ương thực hiện ca mổ đẻ trong tư thế sản phụ ngồi. Em bé lúc đó cân nặng chỉ 1,6 kg, được chuyển về Bệnh viện Phụ sản Trung ương chăm sóc đặc biệt. Chị L tiếp tục được theo dõi, chăm sóc tại Bệnh viện K Trung ương.
Ngày 15/7/2019, sản phụ được gặp con và cùng đón bé xuất viện. Lúc này, bé nặng 2,4kg. Từ khi về nhà, sức khỏe hai mẹ con hồi phục nhanh.
Theo bác sĩ Hà Hải Nam, ung thư cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Cụ thể, thai nhi có nguy cơ kém phát triển. Thậm chí, sản phụ có thể bị sảy thai, sinh non, hoặc con sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Thai nhi cũng có thể bị tổn thương các cơ quan như: Tim, phổi, gan, thận... Tình trạng đó dẫn đến suy chức năng các cơ quan này khi bé chào đời.
“Một vấn đề nữa, đó là nếu mang bầu khi mắc ung thư, mẹ sẽ phải trì hoãn hoặc ngừng các biện pháp điều trị bệnh, khiến tính mạng bị đe doạ. Chưa kể, một số loại ung thư đặc biệt (như K vú) sẽ dẫn đến sự thay đổi của hormone và gây hậu quả rất xấu (kích thích ung thư phát triển)”, bác sĩ Nam cảnh báo.
Bác sĩ Hà Hải Nam dẫn chứng, các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ không nên mang thai trong 6 tháng đầu sau khi kết thúc hóa xạ trị. Thay vào đó, nên đợi từ 2 đến 5 năm để chắc chắn ung thư không tái phát, trước khi quyết định có con.
Bởi, sau quá trình điều trị, trứng “hư hại do hoá xạ trị” cũng như các tế bào ung thư vẫn có thể còn tồn tại trong cơ thể. Phải mất ít nhất 6 tháng để “thanh lọc” hầu hết các yếu tố có hại này ra khỏi cơ thể người bệnh.
Do đó, đa số người bệnh sau hoá xạ trị (cả phụ nữ và đàn ông) đều được khuyên nên sử dụng các phương pháp tránh thai cho đến thời điểm 2 năm, sau khi dừng các biện pháp điều trị.