Nguồn gốc của các bài đánh giá và kỳ thi

GD&TĐ - Người “khởi xướng” các bài đánh giá là ông Henry Fischel. Tuy nhiên, các kỳ thi tuyển chọn nhân tài có nguồn gốc ở thời nhà Tùy (Trung Quốc).

Các kỳ thi bị hủy bỏ vào thời nhà Thanh (Trung Quốc).
Các kỳ thi bị hủy bỏ vào thời nhà Thanh (Trung Quốc).

Người đứng sau tiêu chuẩn đánh giá

Phần lớn quá trình học tập của chúng ta thường được phản ánh trong phòng thi. Có lẽ, bất kỳ học sinh nào cũng từng sợ hãi, không thích và thậm chí là ghét các kỳ thi. Ngay cả trước khi thông báo kết quả tới phụ huynh, chúng ta cũng sẽ nghĩ ra tất cả những lý do có thể để giải thích cho điểm số không tốt của mình.

Song, không phải “sĩ tử” nào cũng hiểu rõ về lịch sử và ai là người “khởi xướng” kỳ thi. Mặc dù là những người có mối quan hệ “kỳ lạ” và cũng vô cùng khăng khít với các kỳ thi, nhưng nhiều học sinh chưa bao giờ chú trọng tới câu hỏi: “Ai là người đứng sau hình thức đánh giá này?”.

Theo lịch sử, các bài kiểm tra đã được phát minh vào khoảng cuối thế kỷ 19 bởi ông Henry Fischel. Một số nguồn tin cho biết, Henry Fischel là một doanh nhân và nhà từ thiện người Mỹ. Song, số khác cho rằng, Giáo sư tại Trường Đại học Indiana (Mỹ) - Henry Fischel mới là người đứng sau các tiêu chuẩn đánh giá này.

Giáo sư Henry Fischel là một nhà triết học người Pháp. Ông đã giảng dạy tại Mỹ và nhiều quốc gia khác. Ông sinh ngày 20/11/1913 và mất ngày 18/3/2008. Henry Fischel là Giáo sư danh dự về ngôn ngữ và văn hóa Cận Đông tại Đại học Indiana. Ông là một nhân vật có công trong việc thành lập Chương trình Nghiên cứu Do Thái và Khoa Nghiên cứu Tôn giáo của Đại học Indiana.

Triết lý của Giáo sư Fischel dựa trên việc xem xét hai dạng hiện tượng (bên ngoài và bên trong). Ý tưởng cơ bản của ông là một người nên kiểm tra các sự vật (sự kiện, con người...) thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ kết luận nào. Vì vậy, ông là một trong những triết gia đầu tiên đưa ra quan điểm về một loại triết học kiểm tra.

Nơi các kỳ thi “bắt nguồn”

Tuy nhiên, kỳ thi đầu tiên được cho là có “cội nguồn” rất lâu đời và xuất phát từ Trung Quốc. Nhiều người “vội vàng” kết luận rằng, các bài đánh giá và kiểm tra chính thức “ra đời” nhờ ông Henry Fischel. Song, thực tế, khái niệm “thi cử” có nguồn gốc từ thời Trung Quốc cổ đại.

Cách đây gần 2.000 năm ở Trung Quốc, được trở thành người có chức tước trong triều đình là một vấn đề lớn. Cách duy nhất để có thể trở thành quan triều đình là vượt qua các kỳ thi được tổ chức dưới sự giám sát của Hoàng đế.

Giáo sư Henry Fischel - người được cho là “cha đẻ” của bài đánh giá.
Giáo sư Henry Fischel - người được cho là “cha đẻ” của bài đánh giá.

Theo tài liệu “Khoa cử chế độ khởi nguyên biện tích” (xuất bản năm 1983) của tác giả Hà Trung Lễ - Tiến sĩ nghiên cứu lịch sử tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, các kỳ thi tuyển chọn nhân tài bắt đầu xuất hiện vào thời nhà Tùy.

Tới thời nhà Đường, các kỳ thi phát triển hơn và được công nhận chính thức. Chúng được hoàn thiện hơn ở thời Tống. Chế độ khoa cử kéo dài qua các triều đại phong kiến như Minh, Thanh với thời gian tổng cộng là 1.300 năm. Những kỳ thi này được tổ chức với mục đích lựa chọn các ứng cử viên đủ tiêu chuẩn để đảm nhận những chức vụ cụ thể trong triều đình.

Tuy nhiên, nhà Thanh đã quyết định bỏ phương pháp này vào năm 1905. Sau đó, Vương quốc Anh đã áp dụng hệ thống thi tuyển này vào năm 1806. Nước này biến các kỳ thi trở thành “công cụ” để tìm ra những người tài làm việc trong cơ quan chính phủ.

Hệ thống kiểm tra này sau đó được áp dụng cho toàn ngành giáo dục. Sau nhiều năm, phương pháp đánh giá này đã được “lan tỏa” tới hàng loạt quốc gia cũng như nhiều khu vực trên thế giới. Đây là cách khái niệm “kỳ thi” ra đời.

Kỳ thi đầu tiên tại Viện Đại học Cambridge

Viện Đại học Cambridge (Anh) là một trong những tổ chức giáo dục được công nhận rộng rãi nhất trên thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tới mối quan hệ giữa các kỳ thi và trường đại học danh giá này.

Vào cuối thế kỷ 19, các tổ chức giáo dục ở Anh đã tiếp cận Trường Đại học Cambridge và Oxford. Những tổ chức đó yêu cầu hai trường đại học này tổ chức một bài kiểm tra tiêu chuẩn. Nhờ đó, giúp học sinh nam trên khắp nước Anh có thể tham dự bài kiểm tra. Thời điểm đó, các kỳ thi chỉ dành cho nam sinh.

Các kỳ thi đánh giá đầu tiên của Cambridge diễn ra vào ngày 14/12/1958. Chúng được tổ chức tại địa phương, trên khắp các trường học và nhà thờ hoặc bất kỳ nơi nào khác mà học sinh có thể thoải mái tham dự. Các môn học khá giống với những gì học sinh ngày nay biết tới, như: Tiếng Anh, Toán, Địa lý, Lịch sử, Tiếng Latinh, Tiếng Đức, Tiếng Pháp, Chính trị...

Cũng giống như hiện nay, các thí sinh được giám thị “để mắt”, nhằm bảo đảm họ không gian lận trong kỳ thi. Khi đó, những người coi thi đi khắp các nẻo đường từ Cambridge đến mọi vùng khác nhau của nước Anh bằng đường sắt. Họ đảm nhận việc tổ chức các bài kiểm tra này. Hiện tại, bất cứ ai cũng có thể tiếp cận với bộ câu hỏi đầu tiên của Trường Đại học Cambridge, bằng cách tới Thư viện Đại học Cambridge.

Sự thay đổi theo thời gian

Khái niệm đánh giá và kiểm tra đã phát triển không ngừng trong những thập kỷ qua. Ngày nay, việc đánh giá được coi là đề cập đến kiểm tra toàn diện. Không giống như các bài đánh giá thông thường, kiểm tra toàn diện tập trung vào bức tranh tổng thể, thay vì một phần cụ thể nào đó. Ngoài ra, rất nhiều đơn vị giáo dục hiện tính đến việc xây dựng một bức tranh tổng thể. Qua đó, phản ánh năng lực thực tế của ứng viên. Những bài kiểm tra này không chỉ được sử dụng trong các trường đại học, mà còn trong quá trình phỏng vấn nhân sự.

Các bài đánh giá tổng thể thường thú vị và hấp dẫn. Chúng khác những bài kiểm tra thông thường mà các học sinh thường gặp. Lý do là bởi, những bài kiểm tra như vậy chỉ ra các lĩnh vực thí sinh có thể và nên cải thiện. Bên cạnh đó, những bài đánh giá tổng thể này cũng sẽ giúp các công ty tìm kiếm tài năng trong tương lai.

Theo Merittrac; Nokriwale

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

TIN BUỒN

TIN BUỒN

GD&TĐ - Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin: