Thanh niên đăng đàn
Em Đoàn Ngọc Bảo – đại diện nhóm khuyết tật – chia sẻ lúc bé em hay bị trêu chọc, xua đuổi. Em chán chường bỏ học, xin làm ở một cơ sở tư nhân. Quá trình làm việc em không có thiết bị bảo hộ, không được hỗ trợ, tạo điều kiện lao động, em thường bị mắng mỏ vì không làm nhanh như người khác...
Sau này, có cơ hội đi học ở trung tâm hỗ trợ dạy nghề cho thanh niên, Ngọc Bảo nhận thấy suốt cả quãng thời gian tuổi thơ, vốn đã thiệt thòi hơn các bạn đồng trang lứa, nhưng em cũng không được đảm bảo quyền lợi của mình theo luật định. “Em mong có một điều luật về trẻ em vị thành niên, trẻ em phải đi lao động sớm để bảo vệ đối tượng này tốt hơn.” – Ngọc Bảo đề xuất.
Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ câu chuyện xin việc của một người bạn LGBT |
Còn Nguyễn Văn Tuấn – hoạt động xã hội trong cộng đồng LGBT – lại kể chuyện về người bạn LGBT, khi xin việc thì ông chủ từ chối không nhận hồ sơ với lý do: “Muốn làm việc ở đây thì hoặc là con trai, hoặc là con gái, nếu ở giữa như em thì khó hòa nhập.
Theo Tuấn, người LGBT đang phải chịu những áp lực vô hình (bị kỳ thị, xa lánh…) và áp lực hữu hình (gặp bất công khi tiếp cận nhà vệ sinh, xin việc làm...) Đáng báo động là trẻ em LGBT dễ bị bạo lực về thân thể, quấy rối khi xin việc. Văn Tuấn bày tỏ mong muốn có bộ luật để bảo vệ trẻ em LGBT, quyền của người LGBT, nhóm trẻ em yếu thế, người khuyết tật.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH phát biểu tại Hội thảo |
Lần sửa đổi cơ bản, toàn diện
Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà, thực tiễn quá trình triển khai áp dụng Bộ luật Lao động xuất hiện nhiều vướng mắc, bất cập cần bổ sung, sửa đổi; cùng đó là yêu cầu từ việc thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật; yêu cầu từ hội nhập kinh tế quốc tế.
Được biết, lần sửa đổi Bộ Luật Lao động này sẽ là sửa đổi cơ bản, toàn diện nhằm góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, thúc đẩy thị trường lao động phát triển, giải quyết căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành sau 5 năm áp dụng trên thực tế và tạo khung pháp lý thông thoáng, linh hoạt hơn về tuyển dụng, sử dụng lao động bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam.
Toàn cảnh Hội thảo |
Một số nội dung sửa đổi liên quan đến Người chưa thành niên gồm: Bảo vệ quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc của công dân (điều 35 Hiến pháp); Nghiêm cấm sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu; Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và GD. Nghiêm cấm lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em; Người chưa thành niên, trẻ em khi tham gia lao động với tư cách là người lao động thì ngoài việc phải tuân thủ các quyền, nghĩa vụ cơ bản về điều kiện lao động (HĐLĐ, đào tạo nghề, tiền lương thời giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động, kỷ luật lao động trách nhiệm vật chất…) thì còn phải tuân thủ các quy định riêng cho lao động chưa thành niên.
Các đại biểu tham dự Hội thảo |
Đặc biệt chú ý xác định độ tuổi lao động tối thiểu; Đưa ra nguyên tắc tuyển dụng và sử dụng lao động chưa thành niên; Xác định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hợp lý; Xác định công việc và địa điểm làm việc phù hợp.
Lộ trình sửa đổi Bộ Luật Lao động
Từ tháng 7/2019: Thành lập BST và tổ chức;
Cuối tháng 9/2018: Soạn thảo + tham vấn ý kiến soạn thảo;
Tháng 4/21019: Lấy ý kiến cơ quan thẩm tra Quốc hội;
Tháng 5/2019: Trình UBTV Quốc hội xem xét;
Từ tháng 5 – 9/2019: Tiếp thu, chỉnh lý dự thảo; Trình Quốc hội thông qua.