Người phụ nữ tái chế hàng trăm ngàn bao cao su có thể bị phạt tù

GD&TĐ - Với hành vi mua gom, tái chế và bán kiếm lời hàng trăm nghìn chiếc bao cao su đã qua sử dụng, đối tượng Phạm Thị Thanh Ngọc có thể bị xử lý hình sự.

Số bao cao su bị cơ quan chức năng phát hiện. Ảnh: QLTT cung cấp
Số bao cao su bị cơ quan chức năng phát hiện. Ảnh: QLTT cung cấp

Ngày 22/9, thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) - Bộ Công Thương, cho biết: Ngày 19/9, Đội QLTT số 4 thuộc Cục QLTT Bình Dương phối hợp cùng Công an phường Tân Vĩnh Hiệp (thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) bất ngờ kiểm tra khu nhà trọ ở khu phố Hóa Nhựt (phường Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên) đã phát hiện số lượng lớn bao cao su đã qua sử dụng đang được tái chế để bán ra thị trường.

Khai nhận với cơ quan chức năng, chủ lô hàng là Phạm Thị Thanh Ngọc (SN 1987, quê Nghệ An) cho biết, khoảng 1 tháng, 1 lần mua gom lại số bao cao su đã qua sử dụng từ một cá nhân.

Khi gom hàng, đối tượng Ngọc đưa về khu trọ này súc rửa, phơi khô, phân loại, tái chế bằng cách dùng dương vật giả để vuốt lại, tạo hình như mới và giao hàng đã gia công cho người này.

Cụ thể, qua kiểm tra, cơ quan chức năng thu giữ khoảng 324.000 đơn vị sản phẩm (tương đương với 360 kg) là bao cao su đã qua sử dụng chưa tái chế và đã tái chế.

Trước đó, vào sáng 22/11/2016 tại một góc hồ Linh Đàm (Hà Nội) xuất hiện hàng nghìn chiếc bao cao su đã qua sử dụng nổi lập lờ. Người dân sống quanh khu vực này suy đoán đây là số bao cao su do một số cá nhân nào đó thu gom từ các nhà nghỉ rồi đổ trộm.

Qua vụ việc cơ quan chức năng đã bắt quả tang đối tượng Phạm Thị Thanh Ngọc đang tái chế bao cao su để mang đi tiêu thụ khiến nhiều người hết sức lo ngại về chất lượng bao cao su đang bán ngoài thị trường.

Một công đoạn đối tượng Ngọc tái chế lại bao cao su. Ảnh: QLTT cung cấp
Một công đoạn đối tượng Ngọc tái chế lại bao cao su. Ảnh: QLTT cung cấp

Anh Lê Văn Khoáng (sinh năm 1980, trú tại Hà Đông) bày tỏ: “Đây chỉ là một trong các vụ tái chế bao cao su đã qua sử dụng được phát hiện. Theo tôi không loại trừ khả năng có đầu nậu cử người đi mua gom các bao cao su đã sử dụng tại các nhà nghỉ, khách sạn để tái chế bán ra ngoài thị trường… ”.

Theo các chuyên gia y tế, việc sử dụng bao cao su không đảm bảo chất lượng hoặc đã tái chế với phương pháp súc rủa thông thường sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tai hại. Chức năng của bao cao su là để phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục và tránh thai ngoài ý muốn.

Nếu sử dụng phải bao cao su giả rất dễ xảy ra việc rách thủng sẽ gây ra nhiều bệnh tình dục nguy hiểm như HIV, sùi mào gà, lậu… các bệnh phụ khoa, nam khoa khác.

Theo luật sư Nguyễn Bằng Phi (Đoàn luật sư Thái Bình), vụ việc đối tượng Phạm Thị Thanh Ngọc thu gom, tái chế và bán kiếm lời số bao cao su đã qua tái chế có dấu hiệu vi phạm vào tội Sản xuất, buôn bán hàng giả.

Nếu xác định rõ hành vi phạm tội, đối tượng Ngọc có thể sẽ bị cơ quan thực thi tố tụng xử lý hình sự quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây gai toàn tơ chứa nhiều hoạt chất quý ức chế tế bào ung thư.

Tiềm năng y học lớn của cây gai toàn tơ

GD&TĐ - Cây gai toàn tơ là loài thực vật được đồng bào dân tộc Mông và Thái tại vùng Tây Bắc sử dụng trong dân gian để chữa viêm, tiêu u… có tiềm năng trở thành thuốc điều trị ung thư.

Học sinh Hà Nội tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán

GD&TĐ - Trong Chương trình GDPT 2018, môn Toán đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực, trí tuệ, sự tưởng tượng, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong làm việc khoa học...

ThS Dương Nhật Linh cùng sinh viên Trường ĐH Mở TPHCM. Ảnh: L.N

Ngành công nghệ sinh học có 'kén' việc làm?

GD&TĐ - Ngành Công nghệ sinh học hứa hẹn tạo ra những đột phá trong lĩnh vực dược, nông nghiệp và môi trường, nhưng ngành này thường gắn liền với nỗi lo khó xin việc hoặc phải làm trái ngành.