Đẩy lùi nạn buôn bán hàng giả, hàng nhái qua mua sắm trực tuyến

Đại dịch Covid-19 mang đến gam màu xám đối với nền kinh tế toàn cầu, thế nhưng có thể coi thương mại điện tử là điểm sáng. Thống kê từ Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho thấy số lượng người mua hàng và giao dịch tăng mạnh từ đầu năm đến nay. Trong năm 2020, quy mô thị trường được dự báo tăng mạnh hơn, có thể đạt 13 - 15 tỷ USD. Tác động của Covid-19 là động lực lớn thúc đẩy những điều dự đoán cho tương lai phát triển thị trường thương mại điện tử đến nhanh hơn.

Bên cạnh đó, theo báo cáo E-Conomy SEA 2018 của Google và Temasek, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 là 9 tỷ USD, dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình năm của giai đoạn 2015 - 2018 là 25% và thị trường đạt 33 tỷ USD vào năm 2025. Nếu kịch bản này xảy ra, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2025 đứng thứ ba ở Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia (100 tỷ USD) và Thái Lan (43 tỷ USD).

Không phủ nhận những thuận lợi nhưng việc mua sắm trực tuyến cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề cần được kiểm soát như tình trạng hàng gian, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ… 

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì việc mua sắm trực tuyến cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề cần được kiểm soát như tình trạng hàng gian, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ…

Đáng chú ý, phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng vi phạm kinh doanh thương mại điện tử ngày càng tinh vi. Nhiều đối tượng không có kho hàng hay cửa hàng, chỉ tiếp nhận đặt online; phân tán hàng hóa nhiều nơi; giao hàng với số lượng nhỏ lẻ, chỉ bán hàng qua cộng tác viên trung gian; nhiều khi trên website đăng nhiều sản phẩm nhưng thực tế chỉ nhận đơn hàng rồi đặt qua đơn vị khác để làm trung gian kiếm lời…

Trước thực trạng trên, khung pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử đang được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tập trung hoàn thiện, chuẩn bị cho sự phát triển bùng nổ của thị trường, đồng thời có những giải pháp đẩy lùi vấn nạn tận dụng kênh trực tuyến để buôn bán hàng giả, hàng nhái.

Cụ thể, để hạn chế hàng giả, hàng nhái xuất hiện trên sàn thương mại điện tử, thời gian tới, Bộ Công thương sẽ tập trung vào các giải pháp trọng tâm như nâng cấp sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP để tạo hành lang pháp lý bảo vệ người tiêu dùng; hợp tác chặt chẽ với Hải quan, cũng như cơ quan Quản lý thị trường, công an để triệt tận gốc những loại hàng hóa kém chất lượng bán tràn lan.

Bộ Công thương cũng bắt đầu triển khai chiến dịch thanh, kiểm tra ứng dụng thương mại điện tử bán hàng hoặc kinh doanh trên website, dự kiến kéo dài đến hết năm 2020 nhằm ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên các trang mua sắm và mạng xã hội.

Ngoài ra, theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), hỗ trợ cho người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính, Bộ Công thương cũng tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất triển khai phân phối hàng hoá trên nền tảng thương mại điện tử tại thị trường nội địa. Đẩy mạnh phối hợp với các đơn vị thanh toán, khuyến khích ứng dụng thanh toán điện tử trong việc phân phối hàng hoá trên môi trường trực tuyến…

Theovietq.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ