Người nông dân dùng lựu đạn làm chày suốt 25 năm

Một người nông dân Trung Quốc đã sử dùng lựu đạn làm chày giã hạt óc chó trong suốt 25 năm mà không hề hay biết tính mạng mình đang bị đe dọa.

Người nông dân dùng lựu đạn làm chày suốt 25 năm

Theo China People’s Daily, một người đàn ông họ Ran sống tại thị trấn An Khang, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã sử dụng một vật có hình dạng như một chiếc chày này làm dụng cụ để đập vỏ hạt óc chó trong suốt 25 năm qua.

Tuy nhiên, gần đây ông Ran đã ngừng sử dụng chiếc chày này sau khi nhìn thấy hình vẽ minh họa trong một tài liệu về việc cấm tàng trữ và sử dụng vũ khí tại nhà, ông Ran mới biết món đồ mình sử dụng là lựu đạn có thể gây chết người khi va chạm và phát nổ.

Hy huu nguoi nong dan dung luu dan lam chay suot 25 nam - Anh 1

Người nông dân dùng lựu đạn làm chày suốt 25 năm

Sau đó, ông Ran đã giao dụng cụ này cho cảnh sát và kinh hãi phát hiện ra thực chất đây là một quả lựu đạn cầm tay chưa phát nổ. Cảnh sát đã không thể xác định được nguồn gốc cũng như nơi sản xuất của quả lựu đạn này nhưng cho biết quả lựu đạn vẫn có khả năng phát nổ.

Ông Ran cho biết đã nhận được chiếc chày này từ năm 1991, như một món quà từ người bạn khi ông đang làm việc tại tỉnh Hà Bắc. Tuy nhiên khi được hỏi, ông Ran từ chối cho biết ai là người thực sự đã tặng ông món quà này.

Ông Ran cũng không rõ liệu người bạn đó có biết được đây là một quả lựu đạn hay không hay người đó đã cố ý trao ông món quà chết người này. Cảnh sát địa phương cho biết, ông Ran đã rất may mắn vì không có sự cố nào đáng tiếc trong suốt 25 năm qua. Họ còn gọi ông Ran là “người liều lĩnh”.

Theo Công Lý

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.