Người Mông nỗ lực thoát nghèo từ làm du lịch cộng đồng

GD&TĐ - Đồng bào Mông ở Bản Tèn đến nay vẫn còn lưu giữ những nét văn hoá đặc sắc là cơ hội để người dân phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm

Người Mông nỗ lực thoát nghèo từ làm du lịch cộng đồng.
Người Mông nỗ lực thoát nghèo từ làm du lịch cộng đồng.

Khai thác tiềm năng

Huyện Đồng Hỷ có 8 dân tộc cùng sinh sống , trong đó đồng bào dân tộc Mông chiếm hơn 30% dân số toàn huyện và phân bổ chủ yếu ở 9 xóm thuộc 3 xã Tân Long, Văn Lăng, Quang Sơn.

Nằm ở độ cao 1.200m so với mực nước biển, cách trung tâm hành chính huyện Đồng Hỷ khoảng 28km về hướng Bắc, Bản Tèn, xã Văn Lăng là bản vùng cao và xa nhất của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Bản hiện có khoảng 140 hộ dân với hơn 600 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, chủ yếu là hộ nghèo và cận nghèo. Nguyên nhân chủ yếu là do bà con thiếu nước sản xuất, cho nên ruộng cấy lúa chỉ sản xuất một vụ trong năm, trình độ dân trí, sản xuất, kỹ thuật canh tác đều thấp, thời gian dành cho sản xuất chưa nhiều.

Tuy nhiên, hiện nay Bản Tèn vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa đặc trưng riêng, với khí hậu mát mẻ, giao thông thuận lợi, bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo… Bản Tèn hội tụ nhiều đặc điểm để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm.

Góp phần tạo sinh kế cho người dân

Những năm gần đây, huyện Đồng Hỷ tổ chức ngày hội văn hóa-thể thao dân tộc H'Mông tại Bản Tèn nhằm tôn vinh, bảo tồn, quảng bá vùng đất, con người, bản sắc văn hóa dân tộc nơi đây, góp phần thu hút khách du lịch, từ đó tăng thu nhập cho người dân.

Đến với ngày hội văn hóa-thể thao dân tộc H'Mông tại Bản Tèn du khách sẽ được hòa mình trong không gian nghệ thuật đặc sắc, chiêm ngưỡng cảnh đẹp của núi rừng và thưởng thức những món ăn đặc trưng của đồng bào người dân tộc Mông.

Đến với ngày hội văn hóa-thể thao dân tộc H'Mông tại Bản Tèn du khách sẽ được hòa mình trong không gian nghệ thuật đặc sắc, chiêm ngưỡng cảnh đẹp của núi rừng và thưởng thức những món ăn đặc trưng của đồng bào người dân tộc Mông.

Ngày hội Văn hóa, thể thao dân tộc Mông được tổ chức để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc nói chung và văn hóa dân tộc Mông nói riêng, đặc biệt đây là dịp để đồng bào dân tộc thiểu số giao lưu, học hỏi thắt chặt thêm tình đoàn kết, gắn bó, làm phong phú thêm văn hóa của dân tộc mình.

Năm 2023 là năm thứ 5 tổ chức, ngày hội văn hóa thể thao dân tộc Mông huyện Đồng Hỷ thu hút đông du khách đến thăm quan với nhiều hoạt động đa dạng và phong phú như thi trình diễn, biểu diễn trang phục truyền thống dân tộc, thi văn nghệ, múa khèn, nấu mèn mén, bên cạnh đó còn là dịp để bà con, du khách hòa mình vào các trò chơi dân gian như đẩy gậy, ném còn…Đến với ngày hội, du khách còn được thăm quan, mua bán những sản phẩm OCCOP của địa phương, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những nếp nhà đồng bào dân tộc, cánh đồng hoa tam giác mạch….

Đặc biệt là thưởng thức nghệ thuật Khèn Mông - 1 trong 6 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại huyện Đồng Hỷ. Đây chính là những tiềm năng cần được khai thác để đóng góp cho sự phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện theo định hướng phát triển bền vững.

Anh Giàng A Thênh, sống tại Bản Tèn, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ chia sẻ: Chúng tôi mong rằng, vùng đất nghèo khó này sẽ được quan tâm, đầu tư, phát huy những lợi thế để trở thành một trong những điểm du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng hấp dẫn, thu hút du khách thập phương tới trải nghiệm. Để làm được điều đó, bên cạnh sự quan tâm, quyết tâm chính trị của cấp ủy, chính quyền địa phương thì mỗi người dân, mỗi gia đình cần nỗ lực từng ngày gìn giữ, phát triển những bản sắc này ngày một tốt hơn, đồng thời tạo cảnh quan hấp dẫn bằng việc trồng hoa, tạo điểm nhấn khác biệt để có thể níu chân du khách mỗi khi đến với nơi đây.

Ông Hoàng Xuân Trường, Bí thư Đảng ủy xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cho biết: Đến ngày hội, bà con nhân dân rất phấn khởi, bởi đây là dịp để người dân thể hiện được nét văn hóa của đồng bào dân tộc, đồng thời đây là cơ hội để tạo điều kiện cho bà con nhân dân phát triển kinh tế, xã hội, góp phần xây dựng quê hương ngày một ấm no, hạnh phúc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.