Người mê thanh long phải biết điều này trước khi ăn kẻo mang bệnh

GD&TĐ - Mặc dù trái thanh long có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng "hợp" để ăn.

Người mê thanh long phải biết điều này trước khi ăn kẻo mang bệnh

Giúp ổn định lượng đường trong máu

Thanh long đã được chứng minh là cải thiện quá trình chuyển hóa glucose, giữ cho lượng đường trong máu ổn định ở những người bị tăng đường huyết và tiểu đường. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là họ chưa đưa ra lượng thanh long cần thiết để đạt được tác dụng này.

Hỗ trợ tiêu hóa

Thanh long chứa prebiotics lợi khuẩn trong hệ vi sinh vật đường ruột. Khi có càng nhiều prebiotic càng giúp cân bằng lợi khuẩn và hỗ trợ tiêu hóa.

Tăng cường miễn dịch

Loại quả này rất giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa có tác dụng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Chống thiếu máu

Thanh long là thực phẩm giàu sắt, là nguyên liệu sản xuất hemoglobin và chống lại bệnh thiếu máu. Thanh long cũng chứa vitamin C giúp cơ thể bạn hấp thụ tốt hơn chất sắt.

Giúp kiểm soát cân nặng

Trong thành phần dinh dưỡng của thanh long có tới 80% là nước nên nó có hàm lượng calo thấp, giúp kiểm soát cân nặng.

Ngăn ngừa lão hóa sớm

Quả thanh long giàu chất chống oxy hóa như flavonoid, axit phenolic và betacyanin.

Những chất tự nhiên này là một "bảo bối" cho sắc đẹp và giải quyết các vấn đề lão hóa của chị em phụ nữ.

Trong 100g thanh long, nước chiếm đến 87,6% giúp giữ ẩm cho da hiệu quả, đồng thời giúp da trở nên mịn màng, tươi trẻ, chống sừng hóa, nứt nẻ và thô ráp.

Để phát huy tối đa lợi ích chống lão hóa, người ta thường kết hợp thanh long và mật ong thành loại mặt nạ tự nhiên để đắp mặt.

Những người cần cân nhắc kỹ trước khi ăn thanh long

Tiêu chảy: Theo Healthline, bị tiêu chảy không nên ăn thanh long vì quả có tính lạnh. Người có thể chất hư hàn, thường bị tiêu chảy, chân tay mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt thì không nên ăn nhiều thanh long.

Đang trong kỳ kinh nguyệt: Thanh long là loại quả phụ nữ không thể ăn tùy tiện. Chị em không nên ăn quá nhiều loại trái cây này, đặc biệt là những người có thể chất hư lạnh hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt.

Phụ nữ mang thai: Người mang thai nên cẩn thận khi ăn thanh long. Trong thanh long có chứa nhiều protein thực vật, do đó những người mang thai dễ bị dị ứng nên cân nhắc trước khi ăn.

Bệnh tiểu đường: Không nên ăn nhiều thanh long. Thanh long có chứa nhiều đường glucose, người bệnh tiểu đường nếu sử dụng nhiều thanh long sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.

Lưu ý khi ăn thanh long

Tránh ăn thanh long cùng sữa bò: Theo Sina, ăn thanh long cùng sữa bò sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa. Do đó, bạn không nên kết hợp hai thực phẩm này với nhau, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuyệt đối không ăn vào buổi tối: Đây là loại trái cây chứa nhiều đường không nên ăn nhiều vào buổi tối. Chúng có thể gây ra các chứng rối loạn đường ruột, tiêu chảy và các bệnh liên quan đến lượng đường trong máu.

Nên chọn những quả thanh long còn tươi, trên bề mặt càng đỏ càng tốt, phần màu xanh thì càng xanh càng tươi. Nhưng nếu phần màu xanh trở nên khô héo, chứng tỏ trái thanh long đó đã không còn tươi, tốt nhất không nên ăn nhiều.

Nên rửa sạch vỏ ngoài trái thanh long trước khi ăn, mặc dù chúng ta ăn ở bên trong vỏ. Nhưng để tránh vi khuẩn gây bệnh lây nhiễm khi cắt thanh long, tốt nhất chúng ta vẫn nên rửa sạch.

Không nên bảo quản thanh long trong tủ lạnh, để tránh nhiệt độ lạnh làm hư hại dẫn đến biến chất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ