Người khuyết tật có quyền được đi học

Người khuyết tật có quyền được đi học

(GD&TĐ) - Hỏi: Con trai tôi bị bại não bẩm sinh nên không được nhận vào học tại trường tiểu học ở Cà Mau. Năm 2009 tôi xin cho con vào học dự thính tại một trường THCS. Năm học vừa qua con trai tôi đã được nhà trường cấp giấy chứng nhận học lực lớp 9. Vì không có học bạ cấp tiểu học nên nhà trường không thể cấp bằng tốt nghiệp THCS cho con tôi. Đầu năm học tôi có xin cho con tôi vào học lớp 10 tại một trường dân lập nhưng không được nhà trường chấp nhận vì không có giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS. Vậy xin hỏi chuyên mục Hộp thư bạn đọc, trường hợp của con trai tôi có tiếp tục được đi học theo nguyện vọng không? Trần Phương Trinh – Cà Mau (trphuongtrinh@gmail.com).

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

* Trả lời: Theo khoản 2 Điều 5 Luật Người khuyết tật, chính sách của Nhà nước đối với người khuyết tật như sau: Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi.

Còn tại Điều 6 Luật này quy định về xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật như sau: 

1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ, trợ giúp về tài chính, kỹ thuật để thực hiện hoạt động chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật.

2. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật được hưởng chính sách ưu đãi xã hội hóa theo quy định của pháp luật. 

Ngoài ra Theo quy định tại Điều 27 Luật trên, giáo dục đối với người khuyết tật như sau: 

1. Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật. 

2. Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập. 

3. Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia. 

4. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT  chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ LĐ, TB &?XH, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 2 Điều này.

Như vậy căn cứ vào những quy định trên, bạn có thể làm bản tường trình và đề xuất nguyện vọng về nhu cầu học tập của con trai mình với lãnh đạo Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT sở tại để được giải quyết thỏa đáng và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho con trai bạn.

GD&TĐ Online

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiêm kích tàng hình Su-57 bay biểu diễn tại triển lãm Chu Hải 2024.

Báo Mỹ chỉ lý do Su-57 vượt trội F-35

GD&TĐ - Tiêm kích Su-57 có thể được sử dụng bất kể ngày đêm, kể cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và trong môi trường gây nhiễu mạnh của kẻ thù.