Người gieo chữ ở làng phong

Người gieo chữ ở làng phong

(GD&TĐ) - Năm 1987, khi tốt nghiệp Trường Trung học Sư phạm Đà Nẵng, cô Hà Thị Thu Oanh (Điện Bàn, Quảng Nam) được phân công công tác về Trường tiểu học Tiên Lãnh, Tiên Phước, Quảng Nam nhưng cứ mỗi mùa hè cô lại cùng bạn bè ra tình nguyện dạy chữ ở làng phong Hòa Vân. Sự thiếu thốn, thiệt thòi của những đứa học trò và tấm lòng chân thật của người bệnh phong làm cô giáo trẻ Thu Oanh vô cùng cảm động. 3 năm sau, cô quyết định xin chuyển công tác ra làng Vân để dạy chữ.

 

Việc cô giáo trẻ xinh xắn như Thu Oanh tình nguyện ra cắm chốt để dạy học cho những đứa trẻ làng phong đã khiến cho những người thân trong gia đình và bạn cô cực lực phản đối. Cái thời ấy do chưa hiểu về bệnh phong nên nhiều người còn xa lánh, miệt thị những người bị bệnh. Hơn nữa, vì bệnh tật và sự ghẻ lạnh của cộng đồng nên cuộc sống của mọi người ở làng Vân thiếu thốn trăm bề.

Đối mặt với muôn vàn khó khăn, áp lực công việc chuyên môn khi các em không có phòng học, thiếu sách giáo khoa, thiếu đồ dùng học tập, bên cạnh là chuyện tình cảm riêng tư bị đổ vỡ vì người yêu kiên quyết không chấp nhận việc cô về dạy học và “định cư” ở làng Phong. Nhưng vì sự cảm thông và tình yêu thương đối với các em học sinh nơi đây quá lớn nên Thu Oanh đã chấp nhận tất cả.

Trường mở trong làng khi đó trực thuộc Bệnh viện da liễu Hòa Vang nên cô ở luôn 1 phòng trong khu điều trị. Để các em có sách vở học, mỗi mùa hè cô phải đi xin sách vở cho các em. Cả làng phong lúc đó chỉ có 1 thầy giáo là người địa phương, còn các thầy cô khác ra chỉ một thời gian là chán nản và bỏ về vì buồn. Vậy là cả trường chỉ còn 2 người thay nhau dạy các lớp ghép 5 trình độ . Mãi tới khi trường chuyển từ Hòa Vân qua phường Hòa Hiệp mới có giáo viên chính sang dạy 2 lớp 4-5, cô giáo Thu Oanh vẫn nhận dạy lớp ghép 1-2-3.

Có cả quãng thời gian dài gần 10 năm, khi trường di chuyển, mỗi ngày cô phải đi đi về về 1 chặng đường hàng chục cây số lúc thì phải đi bằng thuyền băng qua eo biển, khi thì đi bộ men theo triền đèo Hải Vân. Trong túi cô lúc nào cũng có 1 chiếc đèn pin và chai nước uống để sẵn sàng với những đường hầm tối om dài cả cây số… Nhưng những khó khăn ấy không ngăn được tình cảm của cô giáo trẻ với những đứa trẻ kém may mắn ở làng phong. Ngoài giờ dạy học cô giáo Hà Thị Thu Oanh còn đến từng nhà vận động phụ huynh đưa con em đến lớp và hướng dẫn bà  con cách điều trị bệnh phong. Tấm tình ấy của cô đã được lớp lơp học trò và phụ huynh các em ghi nhận.

Ông Hồ Hòa ở Phường Hoà Hiệp Nam (Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) một phụ huynh kể về cô giáo Thu Oanh bằng sự cảm phục: “Làng Vân khi còn ở ngoài đó, cô Oanh ra dạy dỗ các cháu, cô Oanh hai mấy năm ngoài đó, chúng tôi rất khâm phục.

Chia tay mối tình đầu vì quyết định ở lại làng phong, mải mê gieo chữ cho những đứa trẻ nên mãi tới năm 2000 cô giáo Thu Oanh mới lập gia đình. Chồng cô là một người đàn ông hiền lành tốt bụng bị tai nạn lao động phải ngồi xe lăn và hiện tại làm nghề photo copy tại nhà. Anh chị cũng đã có 2 cậu con trai 1 cháu 13 tuổi, 1 cháu 9 tuổi rất khôi ngô, ngoan ngoãn. Năm 2011, khi làng phong Hòa Vân được dời vào quận Liên Chiểu, những học trò làng phong được đi học hòa nhập với các bạn ở trường bình thường, cô giáo Oanh cũng theo các em về dạy ở Trường tiểu học Trưng Nữ Vương, thành phố Đà Nẵng. 22 năm gắn bó với những đứa trẻ ở làng phong, học trò của cô bây giờ có em đã trở thành đồng nghiệp rất nhiều người là phụ huynh học sinh. Mối thân tình và tình cảm của họ dành cho cô giáo Thu Oanh vẫn vẹn nguyên như cái thời cô đi gieo chữ ở làng phong.

Không hoa tươi, không quà tặng cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam những đứa trẻ làng phong chỉ có tấm lòng và niềm khát khao sự học để hòa nhập với cuộc đời nhưng với cô giáo Thu Oanh đó mới chính là món quà có ý nghĩa nhất đối với người làm nghề chèo đò.n

Mã số: 1061

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.