Nhắc tới những người giàu, đa phần đều nghĩ rằng họ là những người dư giả tiền bạc và chẳng bao giờ phải bận tâm về giá cả hay tiết kiệm tiền bạc. Nhưng thực tế thì ngược lại. Họ kiếm tiến giỏi nên hiểu giá trị của đồng tiền, vì thế người giàu luôn có thói quen tiết kiệm và một vài chiêu bí mật để hạn chế tối đa những khoản tiền lãng phí trong sinh hoạt.
Là những người kiếm ra tiền, họ hiểu hơn ai hết giá trị của đồng tiền, vì thế người giàu lại chính là những người có thói quen để tiết kiệm từng đồng bạc để tích lũy.
Dưới đây là những bí mật mà người giàu thường áp dụng:
1. Tận dụng những phiếu giảm giá, tranh thủ mua sắm khi có chương trình sale
Những người giàu không phải là những người đi mua sắm không cần nhìn giá, thậm chí, họ lại khá bận tâm tới những phiếu mua hàng giảm giá hoặc lựa chọn dịp sale khủng để mua đồ.
Bằng cách này, họ tiết kiệm được đáng kể khoản tiền phải chi mà vẫn có được món đồ thiết thực.
“Khi bạn có được những phiếu mua hàng giảm giá, điều đó chẳng khác nào như bạn đang có tiền trong tay vậy. Đó cũng là cách để tôi làm giàu, tại sao lại không chứ?” – Diễn viên Hilary Swank chia sẻ.
2. Tiết kiệm cũng là đang… làm ra tiền
Không phải chỉ khi lao động cật lực, phát sinh ra tiền mới được coi là làm giàu, thực tế, việc chi tiêu kế hoạch, cân đối, không lạm phát khoản tiền đã kiếm được cũng là một cách có giá trị như bạn đang làm ra tiền vậy.
Một bác sĩ phẫu thuật tại Boston, người khá thành đạt và kiếm được khá khá tiền từ công việc của mình chia sẻ: “Khi đi máy bay, tôi thường không đặt ghế hạng thương gia. Điều đó giúp tôi giảm được khoảng 2000 USD. Tôi nghĩ việc ngồi trên một chiếc ghế không được thoải mái lắm nhưng chỉ trong 3 tiếng bạn tiết kiệm được 2000 USD, bạn sẽ làm chứ? Nó thực sự là một cách kiếm tiền thông minh đấy chứ”.
3. Chi tiêu tiền mặt, hạn chế quẹt thẻ để kiểm soát
Một trong những sai lầm khá phổ biến của mọi người chính là việc luôn cảm thấy mình dư giả tiền bạc với khoản tiền sẵn có trong thẻ. Chưa kể đến một số người còn chi tiêu lạm phát vì sự hấp dẫn của thẻ tín dụng.
Bất cứ lúc nào thích món đồ gì bạn cũng có thể “quẹt, quẹt” là có thể sở hữu. Chính điều đó đã khiến việc bạn chẳng để dành được khoản nào đáng kể.
Sử dụng tiền mặt thay vì lạm dụng quẹt thẻ để khống chế chi tiêu là chiêu thông minh của người giàu (Ảnh minh họa).
Trong khi đó, người giàu thường khống chế chi tiêu bằng cách họ sẽ rút tiền mặt, để vào ví và lên kế hoạch cho khoản tiền đó sẽ chỉ được tiêu trong bao nhiêu ngày. Bằng cách này, họ luôn có ý thức rằng mình chỉ có từng đó tiền và không được tiêu quá. Còn lại, họ đã có một khoản dôi ra đáng kể trong tài khoản.
“Tôi rút tiền tiêu 1 tuần một lần, với số tiền vừa đủ, nó buộc tôi phải giới hạn trong chi tiêu. Tôi chỉ có thể tiêu số tiền có trong túi mình. Tôi biến nó thành một trò chơi và bắt buộc phải chinh phục được nó” – Tác giả của cuốn sách nổi tiếng “A Million Bucks by 30” – Alan Corey chia sẻ.
4. Không lãng phí
Lãng phí là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn nghèo. Dù cho bạn có làm ra bao nhiêu tiền đi chăng nữa mà hoang phí thì cũng khó mà giàu được.
Tác giả của cuốn sách Business Secrets of the Trappist Monk, người sáng lập ra 2 công ty phần mềm nổi tiếng, August Turak kể rằng ông ấy vẫn nhặt từng mẩu xà phỏng nhỏ, để dùng, kem đánh răng sẽ bóp tới kiệt mới vất đi.
Ông cũng tự trồng một số loại rau củ quả để ăn tại nhà, hạn chế việc phải đi mua.
5. Tận dụng những cơ hội mình có, không ngại từ bỏ chỉ vì chút rắc rối
Đôi khi trong cuộc sống, khi gặp một vài rắc rối nho nhỏ, thông thường, chúng ta sẽ nghĩ đến việc làm sao để thuận tiện nhất, sẵn sàng thuê dịch vụ hỗ trợ thay vì tự đi làm hoặc bỏ qua nếu cảm thấy không cần thiết.
Câu chuyện của doanh nhân thành đạt August Turak, một trong những cây bút lâu năm của tạp chí Forbes và BBC khiến bạn phải nghĩ lại.
Lãng phí là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn khó mà giàu lên được (Ảnh minh họa).
Turak có một chiếc máy tính và nó bị hỏng, vấn đề là nó đã hết hạn bảo hành. Turak đã không ngần ngại đi tới trung tâm dịch vụ khách hàng của hãng để trình bày và nhờ hỗ trợ.
Thật bất ngờ, ngày hôm sau, Turak nhận được một chiếc máy tính hoàn toàn mới khác. Ông rút ra bài học rằng, nếu bạn không vội vàng từ bỏ vì ngại ngần trước những rắc rối, sẵn sàng đi tìm hướng giải quyết, bạn có thể sẽ có cái kết có lợi hơn cho mình rất nhiều.
6. Không tiêu quá tay vào những bộ đồ đi tiệc, hiếm khi dùng đến
Những bộ đồ đẹp, sang chảnh thường đắt đỏ. Vấn đề là ở chỗ tính ứng dụng của nó không nhiều. Nếu bạn đổ quá nhiều tiền vào để sắm những bộ cánh mà một năm chỉ mặc 1-2 lần đó thực sự là lãng phí.
Triệu phú dầu mỏ T. Boone Pickens tiết lộ dù là người có tiền nhưng trong 5 năm ông chỉ mua khoảng 3 bộ suit. Tính tới thời điểm hiện tại ông có khoảng 10 bộ và với ông từng đó là quá đủ cho loại trang phục này.
7. Không chạy theo những thứ hào nhoáng, khoe mẽ bản thân
Đôi khi, bạn ở cạnh một người giàu kếch xù mà không biết bởi họ không có thói quen phô trương bản thân bẳng quần áo đắt tiền, túi xách hàng hiệu hay đi những chiếc siêu xe đắt đỏ.
Trên thế giới có nhiều người giàu vẫn ngày ngày đi làm bằng những chiếc ô tô cũ. Với họ, chỉ cần những vật dụng đó vẫn có đủ công năng sử dụng là được.
8. Cố gắng tìm mua tại nơi cung cấp gốc để tiết kiệm
Tư duy của người thông thường là sự tiện lợi, nhanh chóng, tư duy của người giàu là mỗi khi chúng ta bỏ tiền ra, nó phải được hạn chế tối đa mà vẫn thu được giá trị tối đa.
cử như việc mua sắm. Người bình thường có thể sẵn sàng mua tạm ở một cửa hàng gần nơi mình ở, một siêu thị gần chỗ làm dù biết rằng giá thành của nó không hề rể.
Còn với những người giàu có, sau khi mua, họ sẽ tìm hiểu, cân đối và so sánh xem nơi nào cung cấp các sản phẩm này với giá tốt hơn. Họ thậm chí sẵn sàng trở thành khách trung thành, kêu gọi nhiều người cùng mua để có được giá hời do mua số lượng lớn. Những việc nhỏ như vậy khiến người giàu càng trở nên giàu hơn.
Mua sắm thông minh, có sự so sánh giá cả, tìm nơi nguồn hàng chất lượng với giá rẻ nhất là cách mà người giàu đang áp dụng để tiết kiệm chi tiêu (Ảnh minh họa).
Câu chuyện của Jerrod Sessler, người sáng lập và CEO của HomeTask là một ví dụ. Jerrod thường xuyên sử dụng thực phẩm hữu cơ và dĩ nhiên nó sẽ đắt hơn khá nhiều. Bởi thế Jerrod đã nghiên cứu xem cửa hàng nhập nguyên liệu từ đâu.
Sau đó, Jerrod tìm ra đầu mối cung cấp và đặt hàng trực tiếp từ đó. Để có được giá buôn, Jerrod đã gom đơn cùng với bạn bè của mình để tiện mỗi lần đặt hàng.
Nhờ thế, Jerrod đã có thể ăn thực phẩm hữu cơ với giá thành rẻ hơn rất nhiều so với mua tại siêu thị. Trong nhiều năm trời Jerrod đã tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ từ việc này.