Người dân Quảng Bình: Vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách

GD&TĐ - Tận dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, trong những năm qua nhiều hộ dân tại huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã xây dựng nhiều mô hình kinh tế và vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Nhiều hộ dân tại huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã xây dựng nhiều mô hình kinh tế và vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống từ nguồn vốn vay.
Nhiều hộ dân tại huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã xây dựng nhiều mô hình kinh tế và vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống từ nguồn vốn vay.

Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) là một địa bàn rộng, người dân ở đây không chỉ mỗi dân tộc kinh mà còn có nhiều hộ dân là người đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bãi ngang nên điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, vì thế công tác quản lý nguồn vốn vay luôn được Ngân hàng Chính sách xã hội quan tâm thực hiện.

Tận dụng nguồn vốn vay để xây dựng mô hình kinh tế

Thực hiện văn bản thỏa thuận giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện với Ngân hàng Chính sách xã hội, xác định việc hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hội, trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bố Trạch đã không ngừng tăng cường công tác quản lý nguồn vốn vay.

Cùng với việc quản lý tốt nguồn vốn vay, Ngân hàng Chính sách xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để các chị em phụ nữ vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm và vươn lên ổn định cuộc sống.

Một trong những điển hình về việc tận dụng hiệu quả nguồn vốn vay để xây dựng mô hình kinh tế cho thu nhập khá đó là gia đình chị Nguyễn Thị Thu, trú tại thôn Sơn Lý, xã Sơn Lộc.

Gia đình chị Thu thuộc hộ cận nghèo của xã, kinh tế còn khó khăn, thế nhưng từ khi được tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, chị đã mạnh dạn vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển kinh tế.

Với sự cần cù, chịu khó học hỏi kinh nghiệm sản xuất, từ nguồn vốn của gia đình và nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội gia đình chị đã đầu tư vào xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợi nái và bò sinh sản, từ mô hình này đã mang lại nguồn thu nhập cho gia đình bình quân 150 triệu đồng/năm.

Việc mạnh dạn trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao; đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm; xây dựng các mô hình trang trại tổng hợp; trồng cây ăn quả, trồng rau an toàn... đã mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho người dân.

Việc mạnh dạn trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao; đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm; xây dựng các mô hình trang trại tổng hợp; trồng cây ăn quả, trồng rau an toàn... đã mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho người dân.

Tương tự, gia đình chị Nguyễn Thị Định, hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ thôn 5 xã Lâm Trạch cũng đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng chương trình hộ nghèo để đầu tư mô hình chăn nuôi gà và từ mô hình này đã mang lại nguồn thu nhập hằng năm ổn định cho gia đình.

“Đầu tiên từ nguồn vốn vay hỗ trợ, thì gia đình tôi đã sử dụng để đầu tư chăn nuôi gà. Ban đầu việc chăn nuôi cũng gặp nhiều khó khăn do chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng nhờ có nguồn kinh phí để chăm lo, phòng bệnh cho đàn gà được khoẻ mạnh, nên gia đình cũng rất yên tâm. Sau khi trừ chi phí mua con giống và thức ăn thì gia đình cũng lãi từ 50 đến 70 triệu đồng/năm”.

Không chỉ gia đình chị Thu, chị Đinh, mà nhiều gia đình hội viên Liên hiệp Phụ nữ khác trên địa bàn huyện Bố Trạch cũng đã tận dụng tốt nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững.

Việc mạnh dạn trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao; đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm; xây dựng các mô hình trang trại tổng hợp; trồng cây ăn quả, trồng rau an toàn... đã mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho người dân, giúp các gia đình nghèo và cận nghèo có điều kiện để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập và thoát nghèo bền vững.

Phát huy hiệu quả nguồn vốn uỷ thác

Tính đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bố Trạch đang quản lý 6.785 hộ vay với dư nợ 236,3 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 38,99% tổng dư nợ toàn huyện), tăng so với đầu năm 8,4 tỷ đồng, nợ quá hạn luôn được giữ ở mức ổn định 0,05%.

Công tác tuyên truyền tổ viên tham gia gửi tiết kiệm thông qua Tổ Tiết kiệm vay vốn luôn được chú trọng, đến nay số tiền gửi của tổ viên đạt 16,7 tỷ đồng (nhiều xã, thị trấn đã vận động người vay nâng mức tiền gửi lên từ 200.000 - 500.000 đồng/tháng).

Bà Nguyễn Thị Trí Hạnh - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bố Trạch cho biết: “Để nâng cao chất lượng quản lý nguồn vốn được ủy thác, ngay từ đầu năm Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã có kế hoạch chỉ đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ các xã, thị trấn thực hiện rà soát, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ Tiết kiệm và vay vốn.

Cùng với đó, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tổ chức tập huấn nghiệp vụ đến mạng lưới làm công tác ủy thác của hội, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương về tín dụng chính sách xã hội đến toàn thể hội viên, phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo làm chủ hộ, các đối tượng chính sách khác.

Từ nguồn vốn vay, nhiều gia đình đã mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đầu tư chuyển đổi hình thức sản xuất, kinh doanh và cho thu nhập ổn định.

Từ nguồn vốn vay, nhiều gia đình đã mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đầu tư chuyển đổi hình thức sản xuất, kinh doanh và cho thu nhập ổn định.

Ngoài ra, Hội Liên hiệp Phụ nữ đã phối hợp các ngành chức năng tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật đến các chị em là thành viên vay vốn, vận động chị em áp dụng kiến thức đã học vào sản xuất và chăn nuôi, sử dụng vốn có hiệu quả cao nâng cao đời sống gia đình”.

Với việc được hỗ trợ vốn vay ưu đãi, kết hợp tạo điều kiện cho hội viên phụ nữ tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, phương pháp quản lý nguồn vốn... nhiều gia đình đã mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đầu tư chuyển đổi hình thức sản xuất, kinh doanh.

Có thể thấy rằng, với việc phát huy hiệu quả nguồn vốn nhận ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội, đã góp phần cải thiện, nâng cao đời sống hội viên nông dân, từ đó góp phần giảm nghèo bền vững.

Cùng với đó, đã nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ, giúp chị em tự tin hơn trong tham gia các hoạt động xã hội, đồng thời tăng cường tình đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, tình làng nghĩa xóm càng thêm gắn bó, tác động tích cực đến chất lượng hoạt động Hội và phong trào của địa phương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.