Người đàn ông tìm thấy mẹ ruột sau 33 năm nhờ bản đồ được vẽ bằng trí nhớ

GD&TĐ - Một người đàn ông 37 tuổi đến từ Trung Quốc gần đây đã tìm thấy mẹ ruột của mình sau 33 năm, nhờ vào bản đồ quê hương mà anh ta vẽ từ trí nhớ.

Khi lên 4 tuổi, Li Jingwei bị bắt cóc bên ngoài ngôi nhà của gia đình mình ở Yunan và bị bán cho một gia đình khác cách đó hàng nghìn km.

Theo Li Jingwei chia sẻ, anh bị một người hàng xóm dụ bằng một món đồ chơi và sau đó chở đi 2.000 km đến tỉnh Hà Nam, nơi Li Jingwei bị bán cho một gia đình đã nuôi nấng anh như con cái của họ.

Không rõ liệu Li Jingwei có bao giờ cố gắng chạy trốn hay không, nhưng điều được biết là anh ta đã dành nhiều đêm để nhớ lại bố mẹ và ngôi nhà của mình trông như thế nào, điều này đã giúp Li Jingwei đoàn tụ với mẹ mình sau 33 năm bị bắt cóc.

Li đã sử dụng những ký ức thời thơ ấu của mình để vẽ một bản đồ thô sơ nhưng chi tiết về ngôi làng quê hương và sau đó đưa lên mạng xã hội để nhờ giúp đỡ, hỏi mọi người xem họ có thể nghĩ nó ở đâu.

Người đàn ông tìm thấy mẹ ruột sau 33 năm nhờ bản đồ được vẽ bằng trí nhớ ảnh 1
Người đàn ông tìm thấy mẹ ruột sau 33 năm nhờ bản đồ được vẽ bằng trí nhớ.

Người đàn ông tìm thấy mẹ ruột sau 33 năm nhờ bản đồ được vẽ bằng trí nhớ.

Li Jingwei nói với các phóng viên rằng: “Nhớ lại sự xuất hiện của bố mẹ tôi và những gì xung quanh nhà tôi trông như thế nào là thói quen trong suốt một thời gian dài của cuộc đời anh”.

33 năm trôi qua và giờ Li Jingwei là một người đàn ông 37 tuổi và đã có gia đình của riêng mình. Tuy nhiên, trong lòng anh chưa bao giờ ngừng nhớ về làng quê thân thuộc và mẹ đẻ của mình ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Lấy cảm hứng từ những trường hợp nổi tiếng khác về những người được đoàn tụ với gia đình hàng thập kỷ sau khi bị bắt cóc, Li Jingwei quyết định đã đến lúc tập trung hơn vào nỗ lực tìm kiếm cha mẹ của mình. Anh nhận ra cha mẹ của mình đang già đi và có lẽ anh không còn nhiều thời gian để kết nối lại với họ.

“Khi tôi xem câu chuyện của Guo Gangtang, tôi tự nghĩ mình nên cố gắng tìm cha mẹ ruột của mình… Tôi muốn gặp họ khi họ vẫn còn sống. Tôi nhận ra rằng tôi không thể chờ đợi thêm nữa vì giờ đây bố mẹ tôi đã già đi”, Li nói với đài truyền hình Henan.

Nhưng làm thế nào để người ta tìm thấy gia đình mà anh ta đã đánh mất hơn ba thập kỷ trước?

Ngoài cung cấp mẫu máu cho cơ quan chức năng, anh còn chủ động phối hợp bằng cách tự vẽ bản đồ về ngôi làng mình từng sống khi còn nhỏ.

Bản vẽ của anh Li vô cùng chi tiết và mô tả chính xác về tập tục, văn hóa cũng như thiết kế của làng. Được biết, vào tháng 12/2021, anh Li cũng đăng tải video lên ứng dụng Douyin, trong đó có bức tranh vẽ ngôi làng trong trí nhớ của anh.

Bản đồ của Li đã lan truyền nhanh chóng, khi mọi người tìm hiểu câu chuyện của anh ấy và bày tỏ sự ngạc nhiên về độ chi tiết của các bức vẽ của anh ấy.

Dựa vào những chi tiết đó, cảnh sát đã xác nhận được vị trí ngôi làng gần thành phố Chiêu Tông (Vân Nam), ở đó có một người phụ nữ có con trai bị mất tích. Hai bên đã liên hệ với nhau dù anh Li không nhớ gì về nơi sinh, kể cả tên.

Sau khi xét nghiệm ADN, anh Li và mẹ cuối cùng cũng được đoàn tụ vào ngày 1/1/2022. Trước đó vài ngày, hai mẹ con có cuộc trò chuyện trực tuyến sau hơn 30 năm xa cách.

Điều đáng tiếc là cha ruột của Li đã qua đời, ông không được chứng kiến giây phút hạnh phúc khi con trai trở về sau mấy chục năm bị bắt cóc.

Sau khi tìm được gia đình, Li không mong cha mẹ đã nuôi anh lớn khôn sẽ phải chịu vấn đề gì trước pháp luật. Gần đây, những đứa trẻ bị bắt cóc thường không muốn cha mẹ nuôi bị truy tố.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ