Người đàn ông ở Cà Mau chém vợ cũ rồi tự tử giữa đường

GD&TĐ - Một người đàn ông ở Cà Mau dùng dao chém liên tiếp vào người vợ cũ rồi bất ngờ cắt cổ tự tử giữa đường trước sự chứng kiến của nhiều người.

Cảnh người đàn ông liên tiếp chém vào người phụ nữ (cắt từ clip trên mạng xã hội).
Cảnh người đàn ông liên tiếp chém vào người phụ nữ (cắt từ clip trên mạng xã hội).

Ngày 17/1, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một người đàn ông liên tục dùng dao chém vào người phụ nữ ngay trên đường. Sau khi bị chém, người phụ nữ nằm bất động, còn người đàn ông này đã dùng dao tự sát. Sự việc diễn ra ngay trên tuyến lộ giao thông nối huyện Cái Nước với huyện Phú Tân, có sự chứng kiến của một số người dân.

Bên dưới phần bình luận nhiều người tỏ ra phẫn nộ trước hành động dã man của người đàn ông và xót xa trước sự việc. Vụ việc cũng được cho là xảy ra tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.

chem-2.jpg
Hành vi chém người diễn ra ngay trên tuyến giao lộ trước sự chứng kiến của một số người.

Theo nguồn tin của phóng viên Báo GD&TĐ, hai người có mặt trong clip sáng nay là ông N.T.E (37 tuổi, trú tại xã Việt Thắng, H. Phú Tân) cùng vợ là bà N.T.X. Sau khi đến Tòa án Nhân dân huyện Phú Tân làm thủ tục ly hôn, trên đường về, khi đến đoạn thuộc ấp Quảng Phú, xã Tân Ân Tây, huyện Phú Tân thì ông E bất ngờ chặn đầu xe máy, rồi dùng dao chém liên tiếp vào người vợ cũ rồi tự tử.

Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo của UBND huyện Phú Tân xác nhận đoạn clip mà mạng xã hội đang lan truyền xảy ra trên địa bàn xã Tân Hưng Tây, đồng thời thông tin thêm người đàn ông chém người đã tử vong, còn người phụ nữ thì đang được cấp cứu. Công an đang khám nghiệm hiện trường và điều tra làm rõ nguyên nhân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Khói thuốc lá, thuốc lá điện tử ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. (Ảnh: ITN)

Áp dụng 'kế' hay, chia tay khói thuốc

GD&TĐ - Để cai thuốc lá và thuốc lá điện tử hiệu quả, cần có sự kết hợp giữa hai yếu tố quan trọng: nỗ lực cá nhân và sự hỗ trợ từ cộng đồng.

Lớp tiểu học tại TPHCM năm học 2017 - 2018. Ảnh tư liệu: Mạnh Tùng

'Hổng dám đâu, em còn phải học bài'

GD&TĐ - Với mục tiêu đưa tất cả trẻ em đến trường, TPHCM đã triển khai công tác phổ cập giáo dục tiểu học từ năm 1995, mở ra cơ hội học tập cho những em có hoàn cảnh khó khăn.