Người đàn ông kẹt đầu trong khe cửa vì... quá say

Một người đàn ông ở Song Đường (Tân Nghi, Giang Tô, Trung Quốc) bị kẹt cổ trong khe cửa sắt, phải nhờ đến sự trợ giúp của các nhân viên cứu hộ.

Người đàn ông kẹt đầu trong khe cửa vì... quá say

Khoảng 17h30 ngày 19/8/2016 một người đàn ông ở Song Đường (Tân Nghi, Giang Tô, Trung Quốc) bị kẹt cổ trong khe cửa sắt phải nhờ đến sự trợ giúp của các nhân viên cứu hộ. Nguyên nhân do anh này quá say, nên tự chui vào khe cửa khi ở trong phòng tối.

Người đàn ông này họ Trương (43 tuổi), thường xuyên uống rượu và say khướt. Do không thể chịu nổi hành vi của chồng, chiều tối ngày 19/8/2016 vợ anh đã nghĩ ra cách nhốt chồng trong phòng tối. Tuy nhiên, do say rượu, anh đã chui nhầm vào khe cửa sắt và không thể thoát ra được.

Rượu say, người đàn ông mắc kẹt trong khe cửa không thể thoát ra

Người đàn ông kẹt cứng trong khe cửa không thể nhúc nhích.

Sau khi nhận được điện thoại, 6 nhân viên cứu hộ đã có mặt tại hiện trường giải cứu anh Trương. Họ phải dùng máy cắt kim loại, dụng cụ hóa lỏng... để phá khe cửa. Do cổ là bộ phận nhạy cảm nên nhân viên cứu hộ không thể trực tiếp dùng máy cắt kim loại phá cửa bởi có thể khiến anh bị thương. Vì vậy, cách duy nhất họ có thể thực hiện là hóa lỏng toàn bộ khe cửa để cứu nạn nhân.

Rượu say, người đàn ông mắc kẹt trong khe cửa không thể thoát ra
Người đàn ông kẹt đầu trong khe cửa vì... quá say

Sau hơn nửa tiếng đồng hồ, cuối cùng anh Trương cũng thoát ra ngoài. Khi được hỏi tại sao lại thò đầu vào khe được, anh Trương mơ hồ đáp: "Tôi cứ thế chui cổ qua khe thôi, nhưng không rút đầu ra nổi."

Vụ việc khiến hàng xóm nhà vợ chồng anh Trương dở khóc dở cười. Họ đều cho rằng, anh Trương nên cai rượu để tránh những sự việc tương tự xảy ra.

Theo Emdep.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.