Người dân Myanmar: Tang thương trong cơn chính biến

GD&TĐ - Ngoài nỗi đau mất người thân trong các cuộc biểu tình phản đối quân đội nắm quyền, người dân Myanmar còn đối mặt với cuộc sống khó khăn do giá cả leo thang.

Một gia đình đang chờ đợi để được nhận thi thể của người thân trong cuộc biểu tình tại bệnh viện Thingangyun ở Yangon.
Một gia đình đang chờ đợi để được nhận thi thể của người thân trong cuộc biểu tình tại bệnh viện Thingangyun ở Yangon.

Lực lượng an ninh đã bắn chết ít nhất 20 người hôm 15/3 sau khi 74 người thiệt mạng một ngày trước, trong đó có nhiều người ở ngoại ô Yangon – nơi các nhà máy do Trung Quốc tài trợ bị đốt cháy – theo nhóm vận động Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân chính trị (AAPP).

Hôm qua, một lò hỏa táng ở Yangon báo cáo có 31 đám tang. Hàng trăm người trẻ tuổi đã đổ ra đường trong lễ tang của SV y khoa Khant Nyar Hein – người đã thiệt mạng ở Yangon vào ngày đẫm máu nhất của người biểu tình hôm chủ nhật vừa qua.

Trong một video clip được đăng lên Facebook, có thể thấy sự đau khổ mà người mẹ của SV này phải chịu đựng khi mất con.

Một số gia đình cho biết lực lượng an ninh đã thu giữ thi thể của người thân nhưng họ vẫn sẽ tổ chức tang lễ.

 Theo AAPP, ít nhất 184 người đã bị giết bởi lực lượng an ninh trong những tuần biểu tình và con số này tăng lên hôm qua khi một người bị bắn chết ở thị trấn trung tâm Kawlin.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã rất bàng hoàng trước tình hình bạo lực leo thang dưới bàn tay của quân đội Myanmar và kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ chấm dứt cuộc đàn áp – phát ngôn viên của ông cho biết.

Giá cả leo thang, kinh tế tê liệt

Đài truyền hình nhà nước MRTV cho biết thiết quân luật đã được áp dụng ở các vùng ở Yangon và các chỉ huy quân sự sẽ tiếp quản quản lý các quận và tòa án.

Quân đội cho biết họ đã nắm quyền sau khi cáo buộc gian lận của họ trong cuộc bầu cử ngày 8/11/2020 do Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi giành chiến thắng đã bị ủy ban bầu cử bác bỏ.

Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên hợp quốc cảnh báo sự việc trên đã bị “trật bánh” và thay vào đó, các cuộc biểu tình và chiến dịch bất tuân dân sự của các cuộc đình công đang làm tê liệt phần lớn nền kinh tế, đồng thời có thể làm suy yếu khả năng tự kiếm sống của các gia đình nghèo.

WFP cho biết giá gạo đã tăng tới 35% ở các khu vực phía bắc và giá dầu ăn, bột đậu cũng cao hơn, trong khi phí nhiên liệu đã tăng 15% kể từ ngày 1/2. “Giá thực phẩm và nhiên liệu tăng cao đi cùng nhau do lĩnh vực ngân hàng gần như tê liệt, khiến việc chuyển tiền chậm và giới hạn khả năng cung cấp tiền mặt”.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Hủ tục nên bỏ

GD&TĐ - Lễ hội đâm trâu của người Ca Dong là một tập tục có từ ngàn xưa của những bộ tộc tựa lưng vào dãy Trường Sơn...