Sau đó, tiếp tục đánh giá mức độ nguy cơ của bản thân để xem bản thân có đủ điều kiện cách ly tại nhà hay phải tự thực hiện cách ly, điều trị tập trung.
Trong một số trường hợp kết quả test nhanh dương tính nhưng khi test PCR lại có kết quả âm tính điều này có thể là do khi lấy mẫu PCR đã hết bệnh, hoặc cũng có thể 1 trong 2 xét nghiệm bị sai (âm tính giả hoặc dương tính giả) chứ không thể hoàn toàn tin vào kết quả PCR mà phủ nhận kết quả của test nhanh, bởi lẽ nếu PCR lấy trễ hoặc lấy sai cũng có thể cho kết quả âm tính.
TP Hồ Chí Minh đã triển khai người dân tự thực hiện lấy mẫu test nhanh Covid-19 tại nhà, điều này được các chuyên gia đánh giá là một giải pháp phù hợp vừa giúp giảm tải cho đội ngũ nhân viên y tế vừa giúp hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo có thể xảy ra trong quá trình lấy mẫu.
Về việc khi test nhanh dương tính, thông tin trên báo chí, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, đây là một vấn đề thường thấy, bất kỳ người nào khi đối diện với một nguy cơ mà bản thân không mong muốn, cơ thể sẽ có những phản ứng hồi hộp, lo lắng và có thể cảm thấy khó thở, do đó chúng ta cần giữ bình tĩnh.
Chúng ta nên biết, test nhanh là một xét nghiệm tầm soát chứ chưa phải là xét nghiệm khẳng định, khi test nhanh có kết quả dương tính nghĩa là có khả năng người đó đã mắc Covid-19 tuy nhiên không phải là chắc chắn hoàn toàn, song song đó vẫn có khả năng test nhanh đang cho kết quả dương tính giả do đó người dân cần hết sức bình tĩnh để có những bước xử trí tiếp theo phù hợp.
Sau khi kết quả test nhanh có kết quả dương tính, người dân cần có ý thức bảo vệ gia đình vì bản thân mình đang có nguy cơ mắc Covid-19, cần ngay lập tức cách ly với người thân, người trong cơ quan, tránh tiếp xúc với những người xung quanh; thông báo cho nhân viên y tế địa phương để có thể xác định lại tính chính xác của kết quả test nhanh (để xác định bản thân người test có mắc Covid-19 không hay đây là trường hợp kết quả dương tính giả của test) đồng thời sẽ được hướng dẫn những bước xử trí tiếp theo phù hợp.
Việc người dân cảm thấy lo lắng, khó thở là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi phải đối mặt với những yếu tố nguy cơ cao, sau một khoảng thời gian ngắn chính bản thân sẽ có thể điều hòa lại nhịp thở, hô hấp của cơ thể. Do đó người dân cần phải giữ bình tĩnh.
Muốn xác định bản thân có khó thở thật sự hay không, muốn xác định nhịp thở thì cần phải thực hiện kiểm tra sau 15 phút đến 30 phút.
Việc thực hiện lấy mẫu không đúng có thể ảnh hưởng đến kết quả
Thông tin trên báo chí chia sẻ về vấn đề này, theo BS. Trương Hữu Khanh- Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh cho biết, khi triển khai cho người dân tự lấy mẫu tại nhà, người dân cũng có thể gặp phải các sai sót.
Theo đó, lỗi đầu tiên dễ gặp phải là đưa que lấy mẫu chưa đủ sâu, không tới vị trí lấy mẫu theo quy định; Thứ 2 là khi đưa que lấy mẫu vào mũi bị gập que khiến người tự lấy mẫu lầm tưởng là que đã được đưa vào đủ sâu tuy nhiên chưa đủ dẫn đến lỗi đầu tiên.
Do đó, người dân nên đưa que vào từ từ, tự cảm nhận quá trình đưa que lấy mẫu vào mũi, khi cảm thấy hơi nóng, rát là người dân đã đưa que lấy mẫu đến đúng vị trí cần lấy.
Người dân cần lựa chọn các loại kit test nhanh đã được Bộ Y tế cấp phép, đồng thời nên tuân thủ theo hướng dẫn lấy mẫu từ nhà sản xuất, đối với trường hợp là trẻ em người lớn cần giữ chặt đầu bé trước khi tiến hành lấy mẫu vì do khó chịu nên bé thường không hợp tác.
Sau khi tự thực hiện test nhanh, nếu có kết quả âm tính người dân không nên chủ quan mà phải tuân thủ các biện pháp theo khuyến cáo 5K, BS. Trương Hữu Khanh khuyến cáo:
Khi kết quả test nhanh âm tính có 3 khả năng có thể xảy ra: khả năng thứ nhất là người này mới nhiễm, tải lượng virus thấp nên test nhanh cho kết quả âm tính, sau 3-7 tải lượng virus sẽ gia tăng khi đó kết quả test nhanh sẽ dương tính. Thứ 2 là sắp hết bệnh, nếu làm sau 3-7 ngày nếu hết hẳn thì kết quả PCR cũng sẽ âm tính. Thứ 3 là người này trong thời gian ủ bệnh sau 3-7 ngày vẫn còn trong giai đoạn ủ bệnh thì kết quả test nhanh sẽ âm tính và PCR cũng sẽ có kết quả tương tự.