Người che mặt, kẻ cúi đầu tại phiên xử vụ án chuyến bay giải cứu

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Được dẫn giải đến TAND TP Hà Nội, nhiều bị cáo của đại án "chuyến bay giải cứu" cúi đầu, che mặt trốn tránh ống kính của phóng viên.

Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng được dẫn giải tới TAND TP Hà Nội sáng 11/7.
Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng được dẫn giải tới TAND TP Hà Nội sáng 11/7.

Công tác an ninh thắt chặt

Sáng 11/7, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cùng 53 bị cáo trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”.

Từ 7 giờ, hàng rào an ninh đã được siết chặt quanh khu vực diễn ra phiên tòa. Trên lối dẫn vào vòng xét xử, lực lượng an ninh cho thiết lập các thiết bị phát hiện vũ khí và những vật không được phép mang vào phiên tòa.

Bị cáo Tô Anh Dũng mặc áo sơ mi cộc tay kẻ caro, đeo khẩu trang xanh được dẫn giải xuống từ xe cảnh sát cùng 2 bị cáo đến phòng xử án.

Các bị cáo khác cũng được xe cảnh sát dẫn giải đến sau đó và được đưa ngay vào phòng xử án để phục vụ công tác xét xử.

Nhiều bị cáo khi được dẫn giải vào khu vực xử án đã cúi đầu, lấy tay che mặt, thậm chí có bị cáo trùm mũ áo kín đầu để tránh ống kính máy ảnh của phóng viên.

Số lượng luật sư đăng ký bào chữa cho các bị cáo lên đến hơn 100 người, vì vậy từ 7 giờ cùng ngày, luật sư và những người liên quan đã lần lượt làm thủ tục an ninh, ổn định tại phòng xét xử.

Cả 54 bị cáo được đưa đến TAND TP Hà Nội và vào phòng xét xử trong sự bảo vệ nghiêm ngặt của lực lượng an ninh.

Tất cả những người tham gia tố tụng và liên quan đều phải qua kiểm tra an ninh.

Trong số này có đại diện nhiều công ty thương mại du lịch, dịch vụ và người có quyền nghĩa vụ liên quan cùng các nhân chứng.

Trong 54 bị cáo, 21 người bị Viện KSND tối cao truy tố về tội Nhận hối lộ; 24 người về tội Đưa hối lộ; 4 người về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; 4 người về tội Môi giới hối lộ.

Nhóm 21 bị cáo nhận hối lộ đều là các cựu quan chức, cán bộ như: Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Nguyễn Quang Linh, cựu Trợ lý Phó Thủ tướng; Chử Xuân Dũng, cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội; Vũ Hồng Nam, cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản; Nguyễn Thanh Hải, cựu Vụ trưởng Quan hệ quốc tế Văn phòng Chính phủ; Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục trưởng Lãnh sự, Bộ Ngoại giao...

Phía bên ngoài hàng rào an ninh cạnh TAND TP Hà Nội, nhiều người nhà các bị cáo có mặt để theo dõi người thân di chuyển vào khu vực phòng xét xử.

Nhiều bị cáo cúi đầu che mặt, bịt kín đầu đến hầu tòa sáng 11/7.

Nhiều bị cáo cúi đầu che mặt, bịt kín đầu đến hầu tòa sáng 11/7.

Nhiều bị cáo đã nộp lại tiền khắc phục hậu quả

Khoảng 8 giờ 40 phút, những người tham gia phiên tòa đều có mặt trong phòng xét xử.

Trong phần thủ tục, một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan xin xét xử vắng mặt.

TAND TP Hà Nội thấy rằng sự vắng mặt của những người này không ảnh hưởng đến phiên tòa và sẽ tiếp tục triệu tập nếu cần thiết.

Các bị cáo cho hay đều đã nhận được cáo trạng trước phiên xét xử và không có ý kiến gì về thành phần cơ quan tố tụng và HĐXX.

Ngay sau đó, đại diện cơ quan nắm quyền công tố đã công bố bản cáo trạng dài 102 trang.

Cáo trạng xác định, từ tháng 4/2020, Chính phủ cho phép thực hiện chuyến bay giải cứu đưa công dân hồi hương, người dân chỉ phải trả tiền vé máy bay, không mất chi phí cách ly. Sau đó là các chuyến bay combo, người dân tự nguyện trả phí toàn bộ.

Doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức chuyến bay combo phải xin chủ trương của UBND cấp tỉnh, thành phố - nơi thực hiện cách ly công dân về nước.

Hồ sơ sau đó được gửi về Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao để đơn vị này tổng hợp, lấy ý kiến tổ công tác 5 bộ (Ngoại giao, Công an, Y tế, GTVT, Quốc phòng).

Từ đầu 2020 đến khoảng giữa năm 2021, nhà chức trách đã cấp phép và tổ chức hơn 1.000 chuyến bay, đưa hơn 200.000 công dân từ 62 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước.

Riêng Bộ Ngoại giao đã đề xuất Chính phủ phê duyệt 772 chuyến bay đưa công dân về nước, trong đó có 400 chuyến bay giải cứu, 372 chuyến bay combo.

Theo cáo buộc, 21 cựu quan chức, cán bộ bị truy tố tội Nhận hối lộ với hơn 500 lần nhận tiền từ doanh nghiệp, tổng cộng gần 165 tỉ đồng.

Trong đó, bị cáo Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhận hối lộ 37 lần với tổng số tiền 21,5 tỉ đồng; Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao nhận 32 lần với tổng số hơn 25 tỉ đồng; Chử Xuân Dũng, cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhận 7 lần với tổng số tiền hơn 2 tỉ đồng; Trần Văn Tân, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nhận 9 lần với tổng số tiền 5 tỉ đồng...

Đến nay, nhiều bị cáo đã nộp lại một phần số tiền nhận hối lộ để khắc phục hậu quả.

Bị cáo Tô Anh Dũng và gia đình đã khắc phục được 16,2 tỉ đồng; bị cáo Chử Xuân Dũng và gia đình đã khắc phục được 1,7 tỉ đồng; bị cáo Vũ Hồng Nam cùng gia đình nộp 1,84 tỉ đồng, bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan đã nộp 900 triệu đồng...

Theo quyết định của TAND TP Hà Nội, phiên xét xử diễn ra trong 30 ngày (cả thứ 7 và Chủ nhật), phần thẩm vấn 54 bị cáo từ chiều 11/7.

Số lượng người được triệu tập trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” hiện nhiều nhất trong những đại án gần đây.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Thị uy chiến thắng

GD&TĐ - Cuộc thị uy chiến thắng của Nga diễn ra trong bối cảnh quân đội Ukraine đang phải hứng chịu những bước lùi trên chiến trường.
Minh họa/INT

Câu trả lời rõ ràng

GD&TĐ - Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, sẽ thay thế tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị...
Rút ngắn kỳ nghỉ hè có thể cải thiện năng suất học tập của học sinh.

Đề xuất rút ngắn kỳ nghỉ hè tại Anh

GD&TĐ - Quỹ từ thiện Nuffield, Anh, đề xuất nước này nên rút ngắn kỳ nghỉ hè từ 6 tuần xuống 4 tuần còn thời gian nghỉ giữa các học kỳ kéo dài 1 - 2 tuần.
Đồng bào các dân tộc xem triển lãm ảnh Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tháng 5 'Theo dấu chân Người'

GD&TĐ - Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) trong tháng 5/2024 sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề 'Theo dấu chân Người'.