Người chạm đến “trái tim” học trò

GD&TĐ - Gần 10 năm gắn bó với bảng đen, phấn trắng, niềm vui lớn nhất của giảng viên Lê Thị Thu Trang là được sống trong sự yêu thương, sẻ chia của các đồng nghiệp và được đứng trên bục giảng, nhìn ngắm những đôi mắt trong veo, sáng ngời hạnh phúc của bao lứa học trò.

Người chạm đến “trái tim” học trò

Khoa Ngoại ngữ của ĐH Thái Nguyên được biết đến là một trong những đơn vị đào tạo, có điều kiện cơ sở vật chất, đứng đầu khu vực phía Bắc. Nơi đây hội tụ đội ngũ giảng viên Việt Nam có năng lực chuyên môn cao, phần lớn trong số họ đã trải qua quá trình học tập, tu nghiệp ở những quốc gia phát triển.

Với sự tâm huyết và bằng tình yêu nghề, rất nhiều giáo viên đang giảng dạy tại khoa Ngoại ngữ đã từ chối cơ hội làm việc, công tác tại nước ngoài. Họ cùng về đây, trở thành những người đồng hành và xây dựng nền tảng tri thức cho các thế hệ sinh viên. Giảng viên Lê Thị Thu Trang, là một trong số những con người đó.

Ngay từ lần đầu tiên gặp mặt, ai cũng có thể cảm nhận được ở người giảng viên trẻ ấy giọng nói ấm áp, nụ cười chân thành và nhất là cách nói chuyện hài hước, dí dỏm. Không những thế, chúng tôi còn thầm cảm phục ở giảng viên Lê Thị Thu Trang bởi những suy nghĩ tinh tế về nghề dạy học, mà chị chia sẻ: “Trong nghề dạy học, mình luôn suy nghĩ rằng, mỗi người giáo viên phải là một kỹ sư tâm hồn, là người khơi nguồn cảm hứng cho học sinh. Thế nên, ngoài việc bám sát nội dung và truyền tải kiến thức, mỗi thầy cô giáo hãy để các bạn học viên là người chủ động tìm hiểu trong các vấn đề”.  

Cũng theo giảng viên Lê Thị Thu Trang, mối quan hệ giữa thầy và trò không chỉ đơn giản là câu chuyện xoay quanh bài học kiến thức. Người giảng viên giỏi còn cần phải luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với các em học sinh, từ những câu chuyện nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hằng ngày. Chính bởi lẽ đó mà ở khoa Ngoại ngữ, người giảng viên trẻ này còn được các học viên gọi là: “Người chạm đến trái tim học trò”!

Không chỉ yêu thích công tác giảng dạy, Lê Thị Thu Trang còn là một trong những giảng viên đam mê nghiên cứu, hướng dẫn sinh viên thực hiện các đề tài khoa học. Cô giáo Thu Trang xác định đây là con đường để mở rộng tri thức, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày.

Chỉ trong vòng 2 năm (từ 2017 – 2019), lần lượt 4 kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên Lê Thị Thu Trang được công bố. Các kết quả đều được hội đồng nghiệm thu đánh giá cao và có thể  sử dụng ngay làm tư liệu phục vụ công tác giảng dạy.

“Niềm vui đôi khi đến từ những điều nhỏ bé, bình dị, đó là được ngắm nhìn những nụ cười rạng ngời và ánh mắt lấp lánh của học sinh mỗi ngày”. Suy nghĩ ấy chính là động lực để giảng viên Lê Thị Thu Trang tiếp tục gắn bó với các bạn học viên, với khoa Ngôn ngữ của trường ĐH Thái Nguyên và chuyên tâm với sự nghiệp trồng người.

Các kết quả nghiên cứu khoa học đã được giảng viên Lê Thị Thu Trang công bố gồm:

1. Le, ThiKhanhLinh& Le, Thi Thu Trang (2017). Evaluative devices in personal narratives from American and Vietnamese talk shows. Journal of Science and Technology, Thai Nguyen University, 174(14), 103 – 108. ISSN: 1859 – 2171.

2. Le, Thi Thu Trang& Le, ThiKhanhLinh (2018). Improving Students’ Writing Skill through The School Online Newspaper at a Public University in Vietnam. International Journal of Education & Literacy Studies, 6 (2), 47 – 52. ISSN: 2202 – 9478.

3. Le, Thi Thu Trang& Vu, ThiThanh Hue (2018). An Investigation into The Third – year English Majors’ Problems in Performing TOEFL IBT reading Tests at a Public University in Vietnam. The Third International TESOL Conference Proceedings.HCM University of Education Publishing House. ISBN: 978-604-958-470-1.

4. Vu ThiThanh Hue*, Le ThiNhung**, & Le Thi Thu Trang*** (2019).Influences by the Extensive Reading Programs on Freshmen’s Written Proficiency. VinhTesol Conference Proceedings.Vinh University Publishing House. ISBN: 978-604 -923-458-3.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.