Dấu hiệu và cách thức điều trị
Bệnh nhân có tiền sử bệnh đái tháo đường thường có các biểu hiện bệnh thận như phù, thiếu máu, tiểu bọt…Bệnh lý này cần được xét nghiệm và khám sức khoẻ định kỳ
Về xét nghiệm: Tổng phân tích nước tiểu: đường niệu, protein niệu, tỷ lệ protein/ creatinine niệu, tỷ lệ albumine/creatinine, cặn lắng nước tiểu. Xét nghiệm máu: Ure tăng, creatinin tăng, HbA1C, mỡ máu…và cần được chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, Xquang, điện tim.
Phương pháp điều trị
Theo TS.BS Nguyễn Mạnh Tưởng – Phó Trưởng khoa Thận lọc máu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, người bệnh phải được kiểm soát tốt tình trạng tăng đường huyết, HbA1C khoảng 7%; Giảm Protein niệu đến <0,5g/24h; Giảm huyết áp đạt mục tiêu < 130/80mmH.
Bệnh nhân sẽ được dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể để giảm đạm niệu và bảo tồn chức năng thận. Đồng thời theo dõi và điều trị đồng thời các biến chứng mạn tính khác; Kiểm soát các biến chứng tim mạch: tăng huyết áp, hạ lipid máu. Với những bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá thì phải bỏ.
Phòng ngừa và tái khám
Bác sĩ Tưởng cũng cho biết, việc phối hợp kiểm soát tối ưu tất cả các yếu tố trên (điều trị can thiệp đa yếu tố) không chỉ giúp điểu trị bệnh thận đái tháo đường, còn giảm thiểu các biến chứng mạch máu nhỏ và lớn khác ở bệnh nhân đái tháo đường.
Tầm soát bệnh thận đái tháo đường ở mọi bệnh nhân đái tháo đường type 1 sau 5 năm chẩn đoán đái tháo đường, và vào ngày chẩn đoán với đái tháo đường type2.
Xét nghiệm tầm soát bệnh thận do đái tháo đường bao gồm: tỷ lệ albumine/creatinine nước tiểu với mẫu nước tiểu bất kỳ và creatinine huyết thanh để ước đoán GFR.
Phối hợp đa chuyên khoa trong chẩn đoán, điều trị và theo dõi người bệnh: chuyên khoa thận và chuyên khoa nội tiết, tim mạch, thần kinh…
BSCKII Nguyễn Mạnh Tưởng: Bệnh thận đái tháo đường là một trong các biến chứng mạn tính gây tổn thương mạch máu nhỏ của đái tháo đường, bên cạnh biến chứng mắt, biến chứng thần kinh ngoại biên và thần kinh thực vật.
Bệnh thận do đái tháo đường cũng là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận mạn giai đoạn cuối tại các nước như Mỹ, Châu Âu và ngay cả các nước Châu Á, như Đài Loan, Nhật, với tỷ lệ thay đổi từ 24-45% bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.