Ngư dân Quảng Bình trúng đậm “lộc biển” vào những ngày cận Tết

GD&TĐ - Thời gian gần đây, ngư dân tại nhiều vùng biển bãi ngang của tỉnh Quảng Bình rất vui mừng khi những chuyến ra khơi ngày cuối năm trúng đậm cá trích, tàu về cá đầy khoang.

Ngư dân Quảng Bình phấn khởi vì được mùa cá trích vào những ngày cận tết.
Ngư dân Quảng Bình phấn khởi vì được mùa cá trích vào những ngày cận tết.

Trong những ngày này, ở Quảng Bình, tại các cảng cá, khu bãi ngang, nhiều tàu thuyền tấp nập gỡ cá, bán cá. Thời gian gần đây, sản lượng đánh bắt được nhiều, đặc biệt là cá trích. Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid – 19 khiến giá cả không được như đầu vụ, tuy nhiên hầu hết thuyền về là có người mua ngay, do đó bà con cũng phấn khởi, kỳ vọng một vụ mùa bội thu trong năm mới.

Ngư dân Trương Văn Tùng, trú xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh cho hay: "Tôi có hơn 30 năm trong nghề đi biển, thuyền 24CV của tôi ra khơi khoảng 8-10 hải lý để đánh cá. Sau 5 tiếng đánh cá, thuyền tôi cập bến đầy khoang cá trích. Gần Tết mà được "lộc" như thế này là vui và phấn khởi lắm. Mặc dù giá cá không được cao so với mọi năm, tuy nhiên lại được thương lái thu mua tận nơi, đánh bắt đến đâu bán hết đến đó”.

Mỗi chuyến đi chỉ mất 4 đến 5 tiếng đồng hồ là ngư dân có thể đánh bắt được hàng tạ cá trích.
Mỗi chuyến đi chỉ mất 4 đến 5 tiếng đồng hồ là ngư dân có thể đánh bắt được hàng tạ cá trích.

Cũng theo các ngư dân tại Quảng Bình, ngư trường cá trích chỉ cách bờ khoảng 5 đến 6 hải lý nên mỗi lần ra khơi đánh bắt chỉ cần 2 đến 3 lao động. Mỗi ngày có thể đi được 2 đến 3 chuyến, mỗi chuyến đi chỉ mất 4 đến 5 tiếng đồng hồ là có thể đánh bắt được hàng tạ cá trích. Với giá khoảng 20.000/kg, trung bình mỗi ngày ra khơi cũng đem lại thu nhập cả chục triệu đồng.

Trong những giáp Tết, không khí phấn khởi hiện lên trên từng khuôn mặt ngư dân khi thu về những mẻ cá tươi rói. Đối với những người dân vùng biển, những chuyến đi thuận lợi với những mẻ cá đầy khoang sẽ là dấu hiệu tích cực sau thời gian dài gặp khó khăn. Đây cũng là động lực cho ngư dân ra khơi bám biển, tin tưởng và kỳ vọng một năm mới đánh bắt thắng lợi.

Trung bình một chuyến ra khơi thu về từ 1,5 đến 2 tạ cá trích, đem lại thu nhập từ 6 đến 8 triệu đồng mỗi ngày.
Trung bình một chuyến ra khơi thu về từ 1,5 đến 2 tạ cá trích, đem lại thu nhập từ 6 đến 8 triệu đồng mỗi ngày.

Tại bãi biển của xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, liên tục những ngày qua, mỗi ngày tàu cá của ngư dân Nguyễn Văn Cường ra khơi 2 lần, trung bình một chuyến ra khơi thu về từ 1,5 đến 2 tạ cá trích, đem lại thu nhập từ 6 đến 8 triệu đồng mỗi ngày.

“Cả năm vất vả vì dịch bệnh không thể ra khơi, gần Tết mà có được những chuyến đánh bắt hiệu qua cao thế này, ngư dân cũng giảm bớt khó khăn. Có thu nhập để Tết cổ truyền được đầy đủ, đầm ấm hơn”, ngư dân Nguyễn Văn Cường chia sẻ.

Trao đổi với PV Báo GD&TĐ, ông Phạm Quốc Khánh - Phó Chủ tịch UBND xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh cho biết, địa phương này hiện có khoảng 800 tàu cá đang bám biển, đánh bắt hải sản.

Có "lộc biển" những ngày cận Tết khiến ngư dân phấn khởi và hi vọng một năm mới ấm no hơn.
Có "lộc biển" những ngày cận Tết khiến ngư dân phấn khởi và hi vọng một năm mới ấm no hơn.

"Những ngày qua, thời tiết thuận lợi, được mùa cá trích nên bà con đã tích cực tham gia khai thác biển, đem lại sản lượng cao so trước đây. Những ngày gần Tết, chính quyền xã Hải Ninh cũng đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con nhân dân bám biển, bám ngư trường để sản xuất, nâng cao thu nhập để đón Tết an lành, vui tươi, đầy đủ hơn", ông Khánh cho biết thêm.

Ngoài ngư dân huyện Quảng Ninh, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, các xã bãi ngang đều được mùa cá trích, bà con ngư dân rất phấn khởi với những gì mà biển cả đem lại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.