Ngọt bùi… say lòng người

GD&TĐ - Tất cả chợt reo lên khi thấy chị chủ quán bưng ra đĩa kẹo Cu Đơ cùng bình trà xanh tỏa khói.

Ảnh: Phương Thảo
Ảnh: Phương Thảo

Câu ví dặm nơi dòng sông La, núi Hồng Lĩnh níu chân chúng tôi. Tất cả chợt reo lên khi thấy chị chủ quán bưng ra đĩa kẹo Cu Đơ cùng bình trà xanh tỏa khói. Chị đã định quay trở vào, nhưng thấy đoàn du khách “đáng mến” mà ở lại chuyện trò vui vẻ.

Chị bảo, nói đến phiên bản gốc của đặc sản kẹo Cu Đơ thì phải là kẹo lạc chặt chợ Gôi và mật mía Văn Giang. Tên gọi kẹo Cu Đơ gắn liền với ông Cu Hai vốn có tên là ông Vi, người họ Đinh Nho, một dòng họ nổi tiếng danh gia vọng tộc ở làng Gôi Mỹ.

Ban đầu, người ta gọi ông là Cu Hai vì ông là con trai thứ hai hoặc vì các đĩa kẹo lạc của ông đều có giá hai tiền. Rồi từ lúc nào kẹo lại mang cái tên ngồ ngộ nôm na nửa ta (cu) nửa Tây (đơ: Deux: Hai) thì không ai biết…

Xem những người thợ lựa chọn nguyên liệu, chế biến cũng thú vị lắm: Mật mía vàng óng, trong vắt như mật ong. Hạt lạc tròn đều, còn nguyên vỏ lụa. Những miếng bánh tráng để làm kẹo được rắc thêm chút vừng… Lửa đang cháy vừa, người nấu kẹo liên tục đảo đều tay sao cho đảm bảo độ dẻo dai và giòn…

ngot bui say long nguoi (1).jpg
ngot bui say long nguoi (4).jpg
ngot bui say long nguoi (3).jpg
Ảnh: Phương Thảo

Vừa nhâm nhi kẹo vừa nhấp chén nước chè xanh, nghe chị bán hàng đọc câu ca dao:

“Chè xanh thêm chút gừng cay

Cu Đơ Hà Tĩnh làm say lòng người”.

Tưởng như cái nắng miền Trung cũng dịu lại theo vị kẹo ngọt ngào, bùi ngậy nơi đầu lưỡi…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Musiala ăn mừng bàn thắng trận Đức gặp Hungary ngày 8/9. Ảnh: ITN

Jamal Musiala: Quả ngọt của người Đức

GD&TĐ - Sau EURO 2024 trên sân nhà, thành công ở phương diện cá nhân, tiền vệ này tiếp tục chói sáng cả trong màu áo của đội tuyển quốc gia lẫn câu lạc bộ.

Minh họa/INT

Tiêu chảy cấp và mạn tính

GD&TĐ - Tiêu chảy là hình thức bệnh lý thường gặp nhất của đường tiêu hóa. Bệnh xảy ra từ trẻ sơ sinh cho đến người cao tuổi.

Trẻ em tại dải Gaza không thể đến trường.

Năm học 'biến động'

GD&TĐ - Các quốc gia trên thế giới đã bước vào năm học mới 2024 - 2025 trong bối cảnh nhiều biến động.