Ngôi trường khó đỗ hơn Harvard ở Ấn Độ

Với tỷ lệ trúng tuyển chỉ 1,47% năm 2012, Viện Khoa học và Công nghệ Birla (BITS) là đại học khó vào nhất thế giới.
Ngôi trường khó đỗ hơn Harvard ở Ấn Độ
Trong số hơn 180.000 ứng viên nộp đơn mỗi năm, Viện Khoa học và Công nghệ Birla (BITS) ở Pilani, Ấn Độ, chỉ chấp nhận khoảng 2.600 người, theo Business Insider ngày 15/6. 
Ngôi trường khó đỗ hơn Harvard ở Ấn Độ  ảnh 1 

Ngôi trường tư thục này luôn được đánh giá là một trong những cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của Ấn Độ và là lựa chọn tốt nhất cho sinh viên muốn nghiên cứu về kỹ thuật. Năm 2017, trường đứng thứ ba trong bảng xếp hạng đại học trong nước của Career360

Ngôi trường khó đỗ hơn Harvard ở Ấn Độ  ảnh 2 

"BITS biểu trưng cho sự tiến bộ về năng lực kỹ thuật của Ấn Độ và tinh thần kinh doanh tự tin, đặc biệt là xuất phát từ khu vực tư nhân", website của trường nêu rõ. 

Ngôi trường khó đỗ hơn Harvard ở Ấn Độ  ảnh 3 

BITS hoạt động như những trường đại học khác. Giáo sư giảng bài cho sinh viên trên giảng đường. Tuy nhiên, để được chấp nhận, các sinh viên này phải vượt qua kỳ thi đầu vào rất khốc liệt được gọi là BITSAT, bao gồm hóa học, vật lý, logic và toán học. Họ phải đạt 75% số điểm trở lên mới có khả năng được xem xét. 

Ngôi trường khó đỗ hơn Harvard ở Ấn Độ  ảnh 4 

Kỳ thi là yếu tố duy nhất quyết định bạn có trở thành một thành viên của trường hay không, bởi BITS không cân nhắc ứng viên dựa trên các hoạt động ngoại khóa hoặc tiềm năng phát triển như nhiều trường khác. 

Ngôi trường khó đỗ hơn Harvard ở Ấn Độ  ảnh 5 

Ký túc xá trường khá giống nhà nghỉ, nơi nhiều sinh viên có thể cùng ở chung một phòng. Một số khu mới hơn cung cấp cả phòng đơn. 

Ngôi trường khó đỗ hơn Harvard ở Ấn Độ  ảnh 6 

Trường hy vọng mở thêm nhiều cơ sở trong vòng ba năm tới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sinh viên. Tuy nhiên, cơ sở hiện tại ở Pilani không có kế hoạch tăng tỷ lệ chấp nhận sinh viên trong thời gian này. 

Theo vnexpress
Vaccine Pfizer - BioNTech Covid-19. (Ảnh: Getty Images)

Giải Nobel y học 2023 đã có chủ

GD&TĐ - Hai nhà khoa học được trao giải Nobel y học vì nghiên cứu tiên phong dẫn đến việc phát triển vaccine mRNA, giúp hạn chế sự lây lan của Covid-19.
Cảnh sát Kosovo và Lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO tại Kosovo tiếp tục đảm bảo an ninh trong khu vực

600 quân Anh hiện diện ở Kosovo

GD&TĐ - NATO xác nhận sẽ triển khai 600 binh sĩ Anh tới Kosovo sau các cuộc đụng độ đánh dấu sự leo thang nghiêm trọng trong cuộc xung đột với Serbia.
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh LB Nga Dmitry Medvedev

Nga cảnh báo sắc lạnh

GD&TĐ - "Lực lượng Nga cảnh báo sẽ nhắm vào bất kỳ binh sĩ Anh nào được cử đến Ukraine để huấn luyện cho quân đội nước này".
Xe tăng M1A1 Abrams.

'Abrams là quan tài thép cho binh sĩ'

GD&TĐ - Xe tăng Abrams ở Ukraine sẽ trở thành mục tiêu dễ dàng cho quân đội Nga, vì Kiev không có những kỹ năng cần thiết để vận hành xe hạng nặng này.
Mỹ sẽ cắt giảm viện trợ quân sự cho Ukraine

Ukraine nhận tin xấu

GD&TĐ - Ukraine nhận được tin đáng lo ngại từ Mỹ trong bối cảnh Kiev tiếp tục nỗ lực phản công chống lại Nga để giành lại lãnh thổ hiện do Nga kiểm soát.