Ngôi sao phóng năng lượng gấp một tỷ lần Mặt trời

GD&TĐ - Các nhà khoa học gần đây báo cáo phát hiện một ngôi sao từ phun trào năng lượng với sức mạnh tương đương một tỷ Mặt trời và quá trình này xảy ra trong… tích tắc.

Ngôi sao phóng năng lượng gấp một tỷ lần Mặt trời

Loại sao này được gọi là sao từ, là một sao neutron có từ trường đặc biệt mạnh và các sao từ thường bùng nổ một cách ngoạn mục và không có dấu hiệu báo trước.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu gần đây đã quan sát được một trong những vụ phun trào, được đặt tên là GRB 2001415. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng lượng năng lượng mà ngôi sao này giải phóng trong 1/10 giây tương đương lượng năng lượng của Mặt trời chúng ta tạo ra trong 100.000 năm.

Ngôi sao neutron hình thành khi một ngôi sao lớn sụp đổ vào cuối vòng đời của nó. Theo NASA, khi một ngôi sao chết trong một vụ nổ siêu tân tinh, các proton và electron trong lõi của nó bị nghiền nát thành một khối năng lượng Mặt trời nén kết hợp từ lực hấp dẫn mạnh với tốc độ quay cao và lực từ trường mạnh.

Vật chất trong sao neutron được gói lại dày đặc đến mức lượng vật chất có kích thước bằng một khối đường sẽ nặng hơn 900 triệu tấn, đồng thời có từ trường mạnh hơn 1.000 lần so với từ trường của các sao neutron khá, và chúng mạnh hơn bất kỳ vật thể có từ tính nào khác trong vũ trụ.

Alberto J. Castro-Tirado, Giáo sư nghiên cứu của Viện Vật lý Thiên văn Andalucía tại Hội đồng Nghiên cứu Tây Ban Nha, cho biết: “Ngay cả khi ở trạng thái không hoạt động, các sao từ có thể phát sáng gấp 100.000 lần so với Mặt trời của chúng ta. Nhưng trong trường hợp phun trào của sao từ - GRB2001415 - mà chúng tôi quan sát được, năng lượng được giải phóng tương đương với năng lượng mà Mặt trời của chúng ta tỏa ra trong 100.000 năm”.

Đồng tác giả nghiên cứu Victor Reglero, Giám đốc Phòng thí nghiệm Xử lý Hình ảnh UV, cho biết sao từ tạo ra vụ phun trào ngắn ngủi nằm trong Thiên hà Sculptor, một thiên hà xoắn ốc cách Trái đất khoảng 13 triệu năm ánh sáng. Vụ phun trào được phát hiện vào ngày 15/4/2020 bởi thiết bị Giám sát Tương tác Không gian - Khí quyển (ASIM) trên Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Trí tuệ nhân tạo (AI) trong đường ống ASIM đã phát hiện ra vụ phun trào, cho phép các nhà nghiên cứu phân tích sự gia tăng năng lượng dữ dội, ngắn ngủi đó; hiện tượng chỉ kéo dài 0,16 giây và sau đó tín hiệu giảm nhanh đến mức gần như không thể phân biệt được với tạp âm xung quanh trong dữ liệu.

Các tác giả nghiên cứu đã dành hơn một năm để phân tích hai giây thu thập dữ liệu của ASIM, chia sự kiện thành bốn giai đoạn dựa trên sản lượng năng lượng của sao từ và sau đó đo các biến thể trong từ trường của ngôi sao gây ra bởi xung năng lượng ở đỉnh vụ phun trào.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ