Hầu hết mọi người sẽ không dám chạm vào một con bọ cạp còn sống, nhưng tại một ngôi làng nhỏ ở Ấn Độ, mọi người thực sự tìm kiếm loài vật này rồi đặt chúng lên mặt, hoặc cho vào miệng như một phần của nghi lễ thờ cúng.
Hàng năm, vào ngày Naga Panchami, khi hầu hết người dân Ấn Độ thờ thần rắn, thì người dân Kandakoor cách Yadgir khoảng 20 km, thuộc bang Karnataka, họ thờ Nữ thần Bọ cạp - Kondammai.
Đàn ông, phụ nữ, trẻ em và người già, tất cả đều xếp hàng để đi lên ngọn đồi gần đó có tên là Chellina Betta (Đồi bọ cạp) và chạm tới tượng thần Kondammai, nơi họ dâng hoa sarees, dừa, dầu… để cầu mong sức khỏe và sự thịnh vượng. Sau khi nghi lễ này hoàn thành, mọi người bắt đầu đi tìm bọ cạp để chơi cùng.
Đúng như tên gọi, Đồi Bọ cạp thực tế có rất nhiều bọ cạp nên các tín đồ không khó để tìm kiếm chúng. Một bài báo năm 2016 trên India Today tuyên bố rằng có hàng nghìn con bọ cạp xuất hiện vào ngày Naga Panchami và bạn sẽ không thể tìm thấy số lượng bọ cạp lớn như vậy ở bất kỳ ngày nào khác?
Người ta cầm vào bọ cạp lên mà không hề tỏ ra sợ hãi, rồi để chúng bò lên tay chân, thậm chí cả mặt. Một số người người dân bản địa dũng cảm nhất đã đưa những con vật nguy hiểm này vào miệng, bởi họ tin rằng Kondammai sẽ bảo vệ họ.
Dù cho không có một báo cáo chính thức nào về nọc độc của bọ cạp ở Kandakoor trong những năm qua, nhưng điều đó nghe có vẻ không khả thi. Tuy nhiên, hầu hết các thông tin chia rằng số lượng bọ cạp đốt người là rất thấp. Không có trường hợp tử vong nào được báo cáo về lễ hội kỳ lạ này.
Những cảnh ấn tượng được ghi lại ở Kandakoor trong nghi lễ thờ bọ cạp những năm qua đã thu hút khá nhiều sự chú ý của du khách và số lượng người thờ cúng tăng lên hàng năm.
Ngày nay, ngoài người dân của Kandakoor, ngôi đền bọ cạp địa phương còn có hàng nghìn tín đồ từ các bang lân cận như Andhra Pradesh và Telangana cũng đến thờ cúng.