Ngôi chùa có kiến trúc lạ và độc đáo bậc nhất Việt Nam

Vẻ đẹp có một không hai của ngôi chùa Linh Phước (ở khu vực Trại Mát, phường 11, cách trung tâm TP.Đà Lạt khoảng 8 km về hướng Đông Nam) là phong cách kiến trúc độc đáo, lạ mắt, được trang trí toàn bằng mẻ chén, ve chai từ dưới nền đất lên đến trên đỉnh chùa…

Ngôi chùa có kiến trúc lạ và độc đáo bậc nhất Việt Nam
Những ngày hè này, chúng tôi từ Quảng Nam lên xứ sở ngàn hoa Đà Lạt để tận hưởng khí trời mát mẻ, ngắm vẻ đẹp tự nhiên của khung cảnh huyền ảo trong sương mờ qua những điểm du lịch đẹp mộng mơ như: Thung lũng tình yêu, lướt xe trên thác Datanla hay đi cáp treo. Nhưng nếu đã đến thành phố ngàn hoa thì các bạn không nên bỏ qua điểm tham qua nổi tiếng và được tận hưởng những nét đẹp riêng tâm linh ở ngôi chùa nổi tiếng nhất Đà Lạt, đó là chùa Linh Phước. Toàn bộ ngôi chùa, từ tháp chuông và vật kiến trúc, tượng, rồng đều được “tô sắc” bằng mẻ chén, ve chai rất độc đáo…

Du khách Nguyễn Thị Thúy Phương (quê huyện Tiên Phước, Quảng Nam) chia sẻ: “Đây là lần thứ 3 tôi trở lại thành phố ngàn hoa Đà Lạt, tận hưởng không khí mát mẻ. 

Kèm theo đó có thể được chiêm ngưỡng những kiến trúc độc, lạ ở ngôi chùa bằng mẻ chén, ve chai Linh Phước này. Từ cổng chùa đến bên trong như con rồng, tháp chuông, bậc cầu thang lên xuống đều được gắn bằng ve chai, mẻ chén. Có thể đây là ngôi chùa độc đáo, lạ mắt nhất ở Việt Nam…”.

Theo tìm hiểu về lịch sử, chùa Linh Phước được khởi công xây dựng từ những năm 1949 đến 1952 mới hoàn thành. Năm 1990 chùa trùng tu lại toàn bộ, xây dựng cổng tam quan ngay mặt đường để khách dễ nhận biết. Vì thực tế chùa nằm sâu trong hẻm, cách mặt đường chừng 80m.

Mời bạn đọc chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo chùa Linh Phước với các họa tiết kiến trúc bằng mẻ chén, ve chai.
Ngoi chua co kien truc la va doc dao bac nhat Viet Nam
Quang cảnh cổng chùa Linh Phước được làm bằng ve chai, mẻ chén.
Ngoi chua co kien truc la va doc dao bac nhat Viet Nam
Phía xa là tháp chuông cũng có cùng chất liệu họa tiết trang trí.
Ngoi chua co kien truc la va doc dao bac nhat Viet Nam
Công trình đầu tiên gây được ấn tượng với khách hành hương là Long Hoa Viên, tạc hình con rồng uốn lượn dài tới 49 m quanh tượng đài Phật Di Lạc. Vây rồng được làm bằng mảnh vỡ của 50.000 vỏ chai bia, bên cạnh thân rồng có hồ nước và hòn giả sơn, có tượng Phật Di Lạc ngự trên đỉnh.
Ngoi chua co kien truc la va doc dao bac nhat Viet Nam
Ngoi chua co kien truc la va doc dao bac nhat Viet Nam
Ngoi chua co kien truc la va doc dao bac nhat Viet Nam
Ngoi chua co kien truc la va doc dao bac nhat Viet Nam
Ngoi chua co kien truc la va doc dao bac nhat Viet Nam
Chùa thực sự là một công trình kiến trúc đồ sộ và độc đáo: Chánh điện dài 33m, rộng 22m; Tiền đàn bảo tháp cao 27 m được chạm trổ hình rồng. Lầu 1 có gian thờ 108 tượng “Thiên thủ thiên nhãn” được gắn toàn bộ mẻ chén, ve chai sắc sảo.
Ngoi chua co kien truc la va doc dao bac nhat Viet Nam
Ngoi chua co kien truc la va doc dao bac nhat Viet Nam
Ngoi chua co kien truc la va doc dao bac nhat Viet Nam
Ngoi chua co kien truc la va doc dao bac nhat Viet Nam
Ngoi chua co kien truc la va doc dao bac nhat Viet Nam
Trước Long Hoa Viên là tòa Linh tháp 7 tầng, cao 36m. Đây là nơi thờ Phật, tôn trí xá lợi và cũng là bảo tàng viện. Lầu 1 còn có Đại hồng chung (đúc vào năm 1999) được xem là lớn nhất Việt Nam hiện nay. Chuông cao 4,3m, đường kính 2,3m và nặng tới 8,5 tấn. Tại đây cũng được trang trí toàn bẳng mẻ chén, ve chai.
Ngoi chua co kien truc la va doc dao bac nhat Viet Nam
Ngoi chua co kien truc la va doc dao bac nhat Viet Nam
Ngoi chua co kien truc la va doc dao bac nhat Viet Nam
Ngoi chua co kien truc la va doc dao bac nhat Viet Nam
Ngoi chua co kien truc la va doc dao bac nhat Viet Nam
Toàn cảnh ngôi chùa, tháp chuông với những họa tiết sắc sảo, tạo nét riêng biệt bởi chất liệu từ mẻ chén, ve chai.
Theo danviet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.