Ngoài Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran có thể tấn công cuộc bầu cử Mỹ
Hải Yến
GD&TĐ - Cuộc bầu cử giữa kỳ 2018 sắp tới của Mỹ có thể sẽ là mục tiêu nhắm tới của Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran – Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cảnh báo.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton
“Tôi có thể nói dứt khoát rằng có mối lo ngại an ninh quốc gia về sự can thiệp của Trung Quốc, Iran và Triều Tiên, chúng tôi đang cố gắng ngăn chặn điều này” – ông Bolton nói với hãng tin ABC hôm qua (19/8).
Ông Bolton đưa ra nhận xét trên khi được hỏi về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc “một số kẻ ngốc nghếch” chỉ nhìn vào Moscow trong khi mối đe dọa can thiệp bầu cử có thể tới từ Bắc Kinh. Khi được hỏi Trung Quốc đã làm gì với các cuộc bầu cử Mỹ trước đây, ông Bolton đã né tránh trả lời và nói rằng 4 nước có thể tìm cách làm lộn xộn cuộc bầu cử sắp tới.
“Tôi sẽ không nói rõ cái tôi đã thấy hoặc chưa thấy, nhưng tôi nhìn vào cuộc bầu cử 2018, 4 nước đó khiến chúng tôi lo ngại nhất” – ông Bolton nói.
Tuy Nga được giới truyền thông được nhắc đến nhiều nhất, nhưng Iran và Triều Tiên cũng bị buộc tội tấn công mạng lưới máy tính Mỹ. Trong khi Tehran chủ yếu bị cho là ăn cắp bí mật, thì “đội quân tin tặc” của Triều Tiên được cho là tập trung vào lấy tiền. Triều Tiên đã chính thức cho rằng cuộc tấn công mạng là do hacker tạo ra phần mềm độc hại WannaCry tạo ra.
Lo ngại các hành động gây hại của Trung Quốc tại Mỹ, nhiều quan chức chính trị Mỹ cho rằng Trung Quốc có một “chiến dịch lâu dài nhằm thay thế Mỹ với vai trò là quốc gia mạnh nhất và có ảnh hưởng nhất trên hành tinh”, đồng thời Bắc Kinh muốn tham gia việc này vì Mỹ có các “giá trị” khác nhau.
GD&TĐ - Washington sẽ tăng cường đáng kể sự hiện diện quân sự của mình ở châu Âu để ‘bảo vệ từng tấc đất lãnh thổ của đồng minh’ – Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sau khi đến Tây Ban Nha dự hôi nghị thượng đỉnh NATO.
GD&TĐ - Việc triển khai cơ sở hạ tầng quân sự của NATO trên lãnh thổ Thụy Điển và Phần Lan sẽ tạo ra một phản ứng tương xứng từ Nga – Tổng thống Putin tuyên bố.
GD&TĐ - Tổng thư ký NATO Stoltenberg cho biết phương Tây đã cố gắng nói chuyện với Nga trước khi nước này tiến hành hoạt động quân sự nhưng Nga đã đi trước kế hoạch của mình.
GD&TĐ - Khái niệm chiến lược mới của NATO xác định các mối đe dọa và thách thức chính cho an ninh khu vực và vạch ra đường hướng giải quyết những thách thức đó.
GD&TĐ - Nền kinh tế Đức có thể mất 12,5% sản lượng hàng năm nếu nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga bị ngừng đột ngột – tờ báo Bild nước này cho biết khi dẫn một nghiên cứu của Hiệp hội Công nghiệp Bavaria.
GD&TĐ - NATO được cho là sẽ giữ nguyên một đạo luật thành lập năm 1997 giữa liên minh quân sự này và Nga, trong đó nói rằng 2 bên ‘không coi nhau là kẻ thù’. Theo truyền thông Đức, Berlin và Paris đã phản đối việc hủy bỏ luật trên.
GD&TĐ - Mỹ dự kiến sẽ sớm tuyên bố việc mua hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không tiên tiến từ tầm trung đến tầm xa cho Ukraine – một số hãng tin cho biết khi dẫn nguồn thân cận với vấn đề này.
GD&TĐ - Nhóm các quốc gia phát triển G7 sẽ công bố lệnh cấm nhập khẩu vàng của Nga trong các biện pháp trừng phạt rộng rãi hơn đối với Moscow vì cuộc chiến ở Ukraine – Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết hôm qua (26/6).
GD&TĐ - Đây là nơi được sách kỷ lục Guinness công nhận danh hiệu khách sạn lâu đời nhất thế giới. Hơn 1.000 năm, con số không hề nhỏ đối với bất kỳ công trình kiến trúc nào bởi tác động của nhiều yếu tố.
GD&TĐ - Hôm nay (26/6), Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã chào mừng các nhà lãnh đạo của Nhóm 7 nền dân chủ giàu có (G7) dự Hội nghị thượng đỉnh kéo dài 3 ngày ở Bavaria Alps. Hội nghị dành nhiều thời gian nói về cuộc chiến ở Ukraine và những hậu quả sâu rộng của nó.
GD&TĐ - Ukraine có thể hy vọng được gia nhập EU không sớm hơn năm 2029 – một quan chức cấp cao của chính phủ Ukraine phụ trách hội nhập châu Âu cho hay.
GD&TĐ - Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nêu một lý do có thể khiến ông từ chức. Nói với đài BBC hôm qua (25/6), ông John cho biết bất kỳ quyết định nào của nội các mang nghĩa ‘bỏ rơi’ Ukraine trong cuộc chiến chống Nga sẽ khiến ông ‘ra đi’.