Ngỡ ngàng sân thượng trồng gần trăm gốc đào chi chít quả ở Lạng Sơn

Không chọn trồng rau hay trồng hồng như nhiều người, anh Vũ Thế Kỳ (Lạng Sơn) lại chọn riêng cho mình một đam mê với đào.

Ngỡ ngàng sân thượng trồng gần trăm gốc đào chi chít quả ở Lạng Sơn

Bén duyên với việc chăm sóc cây đào từ năm 13 tuổi, khi còn là cậu bé ngây thơ, anh Thế Kỳ đã đam mê trồng cây cảnh và bonsai.

Anh kể, khi đó được tặng một cây đào thất thốn giống nhỏ cao khoảng 7cm về trồng. Vì đào vốn dĩ tự nhiên đã rất đẹp, thân cành nhỏ nhắn, sù sì, uốn khúc mình lượn rất nghệ thuật. Đặc biệt là cây chi chít hoa và sai trái.

Một phần khác, vì đào là loài hoa mang đậm nét văn hóa của người Việt nên anh Thế Kỳ bắt đầu “sự nghiệp” trồng đào của mình. Đào thất thốn là giống đào tiến vua, là một trong những gốc đào quý có giá đắt đỏ và quý hiếm của mình hiện nay.

Sân thượng trồng gần trăm gốc đào cổ chi chít quả ở Lạng Sơn - Ảnh 1.

Một góc sân thượng anh Vũ Thế Kỳ dành để ươm cây đào con.

Sân thượng trồng gần trăm gốc đào cổ chi chít quả ở Lạng Sơn - Ảnh 2.

Một góc dành cho đào lớn hơn một chút.

Sân thượng trồng gần trăm gốc đào cổ chi chít quả ở Lạng Sơn - Ảnh 3.

Một góc dành cho đào lâu năm.

Từ đó đến nay, anh vẫn theo đuổi niềm đam mê khó lay chuyển của mình được 35 năm. Hiện cây nhiều tuổi nhất trên sân thượng cũng được 27 năm.

Điều đặc biệt là anh chỉ thích trồng đào trong chậu và luôn giữ số lượng khoảng 70 – 80 cây cả lớn lẫn nhỏ trên sân thượng tầng 2 và 3.

Sân thượng trồng gần trăm gốc đào cổ chi chít quả ở Lạng Sơn - Ảnh 4.

Những gốc đào ra hoa rực rỡ vào mùa xuân.

Sân thượng trồng gần trăm gốc đào cổ chi chít quả ở Lạng Sơn - Ảnh 5.

img20170711085714359

img20170711085715593

Sai trĩu quả từng chùm vào mùa hè.

Chủ nhân của vườn đào trĩu quả cho biết, đào thất thốn là giống cây ưa nắng gió nhưng lại là cây tiêu thụ dinh dưỡng cao và phải ổn định độ ẩm. Việc chăm sóc đào cũng rất đơn giản.

Để hoa nở đúng dịp tết, anh Thế Kỳ chú ý chăm sóc cây từ tháng 2 âm đến tháng 7 âm tùy vào thời tiết để chọn thời điểm vặt lá phù hợp. Anh Thế Kỳ thường vặt lá trước Tết 70 ngày hoặc xăm quanh gốc.

Chỉ có cách chăm đúng quy trình, cây sẽ khỏe mạnh, ra hoa đúng dịp và sẽ đậu rất nhiều trái vào mùa hè.

Sân thượng trồng gần trăm gốc đào cổ chi chít quả ở Lạng Sơn - Ảnh 7.

Sân thượng trồng gần trăm gốc đào cổ chi chít quả ở Lạng Sơn - Ảnh 8.

Góc đào đẹp ấn tượng trên sân thượng.

undefined

undefined

undefined

Đào chín trên cây.

Với những ai “chót” yêu đào thất thốn ngay từ cái nhìn đầu tiên có thể ươm từ hạt, cây mọc chậm nhưng khỏe, dễ thích nghi với điều kiện môi trường.

Đối với anh, việc chăm cây từ hạt, đến khi cây lớn lên, ra hoa kết trái là cả một hành trình dài nhưng cũng đầy niềm vui và hạnh phúc.

Sân thượng trồng gần trăm gốc đào cổ chi chít quả ở Lạng Sơn - Ảnh 10.

Sân thượng trồng gần trăm gốc đào cổ chi chít quả ở Lạng Sơn - Ảnh 11.

Sân thượng trồng gần trăm gốc đào cổ chi chít quả ở Lạng Sơn - Ảnh 12.
Sân thượng trồng gần trăm gốc đào cổ chi chít quả ở Lạng Sơn - Ảnh 13.

Thành quả bao nhọc nhằn, mưa nắng là sân thượng đào trĩu quả khiến ai cũng ao ước.

Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ