Ngỡ ngàng phát hiện hẹp nặng động mạch vành khi vào viện điều trị cúm

GD&TĐ - Vào viện điều trị cúm nhưng bệnh nhân bất ngờ được bác sĩ phát hiện đã hẹp nặng 2 trên 3 thân động mạch vành, cần đặt stent ngay để tránh đột tử.

Ngỡ ngàng phát hiện hẹp nặng động mạch vành khi vào viện điều trị cúm
Ngỡ ngàng phát hiện hẹp nặng động mạch vành khi vào viện điều trị cúm

Ngày 28/2, thông tin từ Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc, đơn vị vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân N.V.Linh (42 tuổi) đến khám trong tình trạng sốt, ho, đau ngực, khó thở... Qua test nhanh virus cúm A cho kết quả dương tính.

Bệnh nhân được chỉ định thêm các xét nghiệm cận lâm sàng như điện tim, siêu âm tim, chụp X-quang phổi…

Đáng chú ý, trong quá trình thăm khám, ngoài cúm A, bác sĩ phát hiện bệnh nhân có những dấu hiệu bất thường khác, nghi ngờ bệnh lý mạch vành nên đã tiến hành chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) để chẩn đoán chính xác, chữa trị kịp thời, không bỏ sót bệnh.

Theo Ths.Bs Nguyễn Văn Hải, Trưởng Trung tâm Tim mạch can thiệp Bệnh viện Hồng Ngọc, nhận thấy bệnh nhân có triệu chứng tức ngực, khó thở nặng không tương xứng với tổn thương phổi do virus trên kết quả chụp X-quang.

“Bên cạnh đó, trên điện tim đồ thể hiện thiếu máu cục bộ cơ tim, siêu âm tim có tình trạng giảm vận động vùng tương xứng, cộng thêm bệnh nhân có những yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp nhiều năm không điều trị, béo phì nên chúng tôi nghĩ bệnh nhân có hẹp nặng động mạch vành”, Bs Nguyễn Văn Hải đánh giá.

Không nằm ngoài dự đoán, kết quả chụp mạch vành cho thấy bệnh nhân bị tổn thương nặng 2 trên 3 thân động mạch vành. Trong đó, hẹp 90% động mạch liên thất trước và hẹp 80% động mạch mũ. Nhận thấy mức độ nghiêm trọng của ca bệnh, các bác sĩ nhanh chóng tiến hành hội chẩn và chỉ định can thiệp đặt stent để khơi thông đoạn mạch bị hẹp 90%. Sau can thiệp, sức khỏe của bệnh nhân ổn định.

Theo BS Hải, trước đó bệnh nhân không có triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành, cúm A chính là yếu tố thúc đẩy để các triệu chứng biểu hiện rõ ràng hơn như khó thở, tức ngực… Nếu không nhận định đúng, phát hiện ra bệnh mạch vành, người bệnh có nguy cơ đột tử. Rất may mắn khi nhập viện bệnh nhân được các bác sĩ theo dõi sát sao, tìm đúng bệnh và can thiệp kịp thời.

Bs Nguyễn Văn Hải chia sẻ, tắc/hẹp mạch vành thường gặp ở người cao tuổi nhưng hiện nay đang ngày càng trẻ hóa. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân trẻ thường chỉ hẹp nặng 1 trong 3 mạch vành, với bệnh nhân Linh, mới 42 tuổi đã hẹp nặng 2 động mạch vành là một trong những trường hợp hiếm gặp.

Theo khai thác bệnh sử, bệnh nhân Linh bị cao huyết áp gần 10 năm nay nhưng không điều trị vì không thấy ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, trường hợp bệnh nhân cũng bị béo phì nhiều năm cộng thêm thường xuyên stress do yếu tố công việc đã khiến bệnh mạch vành âm thầm phát triển dù còn khá trẻ tuổi.

Bs Nguyễn Văn Hải chia sẻ, đơn vị đã gặp không ít trường hợp mới chỉ ngoài 30 bị tắc hẹp mạch vành. Hầu hết các trường hợp đều có bệnh lý nền như cao huyết áp, đái tháo đường nhưng lại chủ quan không tuân thủ điều trị, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

“Việc thăm khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nguy hiểm, đặc biệt là bệnh mạch vành ở đối tượng trên”, Trưởng Trung tâm Tim mạch can thiệp Bệnh viện Hồng Ngọc đưa ra lời khuyên

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...