Theo bác sĩ Krishna Sudhir, phó giáo sư Y khoa thuộc Trung tâm Công nghệ Tim mạch, Đại học Stanford (Mỹ), bệnh tim mạch nằm trong top 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu, trong đó thường gặp nhất là bệnh động mạch vành (có chức năng cung cấp máu nuôi tim).
Nguyên nhân gây bệnh thường gặp là tăng cholesterol trong máu, huyết áp cao, béo phì, hút thuốc lá làm hình thành mảng xơ vữa trong lòng động mạch dẫn đến hẹp hoặc tắc nghẽn.
Một trong những phương pháp điều trị bệnh động mạch vành là can thiệp trong lòng mạch để nong những chỗ hẹp hoặc tắc, giúp máu lưu thông bình thường trở lại.
Trước đây các bác sĩ thường nong mạch bằng bong bóng hoặc giá đỡ kim loại không phủ thuốc hay giá đỡ kim loại giải phóng thuốc.
Các phương pháp ấy được chứng minh lâm sàng giúp cải thiện tình trạng tắc, hẹp. Tuy nhiên cách này cónhược điểm là đưa một "dị vật ngoại lai" vào cơ thể.
Chúng không được hấp thụ mà tồn tại suốt đời khiến bệnh nhân bị hạn chế vận động, đồng thời phải sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu để ngăn hình thành cục máu đông gây tắc mạch.
Ngày nay với tiến bộ của kỹ thuật y khoa, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra một loại giá đỡ nong mạch bằng chất liệu sinh học có khả năng tự tiêu biến sau khoảng 2 năm rưỡi đặt vào lòng mạch máu.
Loại giá đỡ này được làm từ polylactide là chất liệu tan tự nhiên có trong cơ thể con người, thường dùng làm các vật ghép y khoa chẳng hạn như chỉ tan. Ngoài ra giá đỡ còn được phủ một lớp thuốc để chống tái hẹp, giúp mạch máu khỏe mạnh trở lại như bình thường.
Bác sĩ Krishna cho biết số liệu thống kê cho đã có 120.000 bệnh nhân bị hẹp động mạch vành được điều trị bằng phương pháp giá đỡ tự tiêu này. 140.000 cái giá đỡ tự tiêu đã được sử dụng cho bệnh nhân.
Các báo cáo tại Mỹ cho thấy hiệu quả điều trị trong một năm đầu đặt giá đỡ tự tiêu không khác gì so với phương pháp đặt stent bằng kim loại.
Sự khác nhau bắt đầu từ khoảng từ 2 năm rưỡi trở đi, giá đỡ tự tiêu biến giúp bệnh nhân có thể hoạt động bình thường, tỷ lệ phải đặt stent lạithấp, chỉ khoảng 1-2%. Đó là điểm ưu việt nhất của phương pháp mới này.
Giá đỡ nong mạch máu sinh học tự tiêu có phủ thuốc đã có ở Việt Nam từ giữa năm 2012. Sau 3 năm,phương pháp này đã được áp dụng cho 400 bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và Viện Tim (TP HCM).
Kết quả chưa ghi nhận ca nào bị tác dụng phụ hay biến chứng sau khi đặt giá. Hầu hếttrường hợp sau 2 năm rưỡi giá đỡ đã tự tiêu biến hoàn toàn.
Bác sĩ Krishna lưu ý trường hợp các mạch máu bị vôi hóa hoặc canxi hóa nếu muốn đặt giá đỡ tự tiêu phải lấy bớt vôi và canxi trước.
Đến nay, nhà sản xuất mới chỉ dừng lại ở khuyến cáo dùng giá đỡ tự tiêu cho bệnh lý hẹp động mạch vành, chưa có chỉ định cho các loại bệnh mạch máu khác.
Vài quốc gia đã sử dụng giá đỡ này điều trị thành công một số ca cả động mạch chi dưới. Các nhà khoa họcđang tiếp tục nghiên cứu nhằm mở rộng chỉ định áp dụng phương pháp này ở các bệnh lý mạch máu khác.