Nghiên cứu giảng dạy tiếng Hàn và Hàn Quốc học tại Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ngày 11/11, Trường ĐH Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Nghiên cứu, giảng dạy tiếng Hàn và Hàn Quốc học tại Việt Nam”.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, TS Lương Ngọc Minh – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội – nhấn mạnh, Hội thảo là diễn đàn học thuật để các nhà khoa học và các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy tiếng Hàn và văn hóa Hàn Quốc.

Qua đó, nhằm góp phần thắt chặt mối quan hệ giao lưu và hợp tác học thuật giữa các cơ sở đào tạo tại Việt Nam, cũng như mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.

Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập quan hệ ngoại giao Việt Nam Hàn Quốc và 20 năm thành lập Khoa tiếng Hàn Quốc của Trường ĐH Hà Nội.

Trong khuôn khổ Hội thảo các nhà nghiên cứu, các chuyên gia đã chia sẻ kết quả nghiên cứu của mình, trình bày kinh nghiệm cũng như những giải pháp phát triển đào tạo Tiếng Hàn và Hàn Quốc học ở Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa đóng góp cho học thuật, giáo dục đào tạo mà còn góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau và hợp tác hiệu quả giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.

Hội thảo cũng là cơ hội để các thầy cô đến từ các cơ sở đào tạo tiếng Hàn có thể chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy.

Hội thảo cũng là cơ hội để các thầy cô đến từ các cơ sở đào tạo tiếng Hàn có thể chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy.

Theo TS Phạm Thị Ngọc – Trưởng khoa tiếng Hàn Quốc, Trường ĐH Hà Nội, giáo dục tiếng Hàn đang phát triển mạnh ở Việt Nam cả về số lượng và chất lượng. Với 20 nghìn sinh viên theo học trong cả nước ở các hệ khác nhau, số lượng các trường cao đẳng, đại học giảng dạy tiếng Hàn lên tới con số gần 50 trường. Qua đó cho thấy, nhu cầu giảng dạy tiếng Hàn ở Việt Nam đang ngày càng mạnh mẽ.

Hội thảo khoa học nhằm tạo diễn đàn cho các thầy cô giáo, các diễn giả và các nhà nghiên cứu nhìn nhận lại những thành tựu trong giảng dạy và nghiên cứu tiếng Hàn, Hàn Quốc học tại Việt Nam trong thời gian qua.

Hội thảo cũng là cơ hội để các thầy cô đến từ các cơ sở đào tạo tiếng Hàn có thể chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu tiếng Hàn và Hàn Quốc học ở các cơ sở đào tạo của mình, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, đóng góp cho sự phát triển lớn mạnh trong lĩnh vực hợp tác giáo dục tiếng Hàn và Hàn Quốc học giữa hai nước. Đồng thời, là nhân tố thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị Việt Nam, Hàn Quốc trong 30 năm qua.

Hội thảo khoa học quốc gia “Nghiên cứu, giảng dạy tiếng Hàn và Hàn Quốc học tại Việt Nam” có 24 bài viết nghiên cứu, khoa học đến từ nhiều cơ sở đào tạo trên cả nước. Nội dung tập trung vào một số vấn đề như: những thành tựu trong nghiên cứu và giảng dạy tiếng Hàn và Hàn Quốc học trong thời gian qua. Chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy tiếng Hàn, giảng dạy biên phiên dịch tiếng Hàn và Hàn Quốc học. Thảo luận các vấn đề như đổi mới phương pháp giảng dạy, phát triển tài liệu, giáo trình, công tác giảng dạy tiếng Hàn. Các vấn đề liên quan đến Hàn Quốc như quan hệ Việt Nam Hàn Quốc, văn hoá Hàn Quốc…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cờ Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc Kharkov

Cờ Nga tung bay ở Kharkov

GD&TĐ - Lá cờ của Liên bang Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc vùng Kharkov hôm 4/5/2024.
Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.