Nghịch lý châu Âu đang 'phi công nghiệp hóa'

GD&TĐ - Một nghịch lý đang xảy ra đó là giảm sản xuất giúp châu Âu vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng.

Nghịch lý châu Âu đang 'phi công nghiệp hóa'

"Hóa ra châu Âu đang vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng nhờ sản lượng sản xuất giảm", chuyên gia Javier Blas, người phụ trách chuyên mục các vấn đề năng lượng và hàng hóa của tờ Bloomberg, đồng thời là tác giả cuốn sách nổi tiếng "The World for Sale: Money, Power, and the Traders Bartering the Earth's Resources" đã đi đến kết luận này trong bài phân tích của mình.

Sau khi chiến sự Ukraine bùng nổ, Mỹ đã lôi kéo các đồng minh châu Âu tham gia chiến dịch trừng phạt Moskva.

Giờ đây Washington đang quan tâm theo dõi xem một trong những đối thủ cạnh tranh chính của họ - gã khổng lồ kinh tế Liên minh châu Âu, đang biến thành một "chú lùn công nghiệp" như thế nào.

Ông Blas lưu ý rằng cuộc khủng hoảng sản xuất đang nhấn chìm châu Âu là biện pháp “tốt nhất” để giảm nhu cầu năng lượng (khí đốt tự nhiên qua đường ống và LNG).

Nhà phân tích cho biết hoạt động công nghiệp ở Đức đã giảm trong 14 tháng liên tiếp và gọi tình trạng trên là “liều thuốc giải độc cho đòi hỏi giảm nguồn cung cấp khí đốt”.

Nhu cầu năng lượng của châu Âu xuống thấp do quá trình sản xuất giảm mạnh.

Nhu cầu năng lượng của châu Âu xuống thấp do quá trình sản xuất giảm mạnh.

Trên khắp châu Âu, các công ty sử dụng nhiều năng lượng đã giảm, hoặc ngừng sản xuất hoàn toàn vì họ không thể đối phó với giá nhiên liệu tăng cao.

Các ngành phân bón, hóa chất, luyện kim, thủy tinh, giấy và gốm sứ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhiều nhà máy đã đóng cửa không còn cần đến gas hay điện, nên giờ đây chẳng cần phải vất vả tìm nhà cung cấp.

Theo thống kê, tại Đức, hoạt động của các công ty sử dụng nhiều năng lượng đã giảm gần 18% trong tháng 6/2023 so với cuối năm 2020, khi đại dịch COVID-19 hoành hành.

Trong cùng tháng, nhu cầu khí công nghiệp cũng giảm 18% so với năm 2021.

Trong tháng 7/2023, nhu cầu khí đốt ở Đức thậm chí còn giảm nhiều hơn - 22,9% so với một năm trước đó, đây là mức giảm lớn nhất trong năm 2023 cho đến nay (kết quả của nửa cuối năm vẫn chưa có).

Một bức tranh tương tự cũng được quan sát thấy ở các quốc gia châu Âu khác. Dự kiến kết quả đáng thất vọng rõ ràng của tháng 8 sẽ sớm được tổng kết.

Tập đoàn tài chính Hoa Kỳ Morgan Stanley ước tính do hoạt động sản xuất giảm và mức tiêu thụ khí đốt trong sản xuất điện thấp hơn dự kiến, tổng nhu cầu về nhiên liệu xanh ở châu Âu sẽ thấp hơn khoảng 15% so với mức trung bình 5 năm, thậm chí có tính đến tác động của thời tiết.

Giờ đây, nhiều giám đốc điều hành doanh nghiệp không muốn khôi phục năng lực sản xuất vì sợ phải mở lại nhà máy, rồi lại bị mắc kẹt bởi giá năng lượng cao hơn.

Như vậy châu Âu rõ ràng đang bị cuốn vào một vòng luẩn quẩn.

Đường ống Power of Siberia dẫn khí đốt từ Nga tới Trung Quốc.

Theo Bloomberg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...