Nghi vấn xoay quanh các hệ thống phòng không S-500 của Nga

GD&TĐ - Mặc dù Nga đã thông báo đưa các hệ thống phòng không S-500 Prometheus vào sản xuất hàng loạt từ tháng 7 năm nay, tuy nhiên, các chuyên gia vẫn đang đặt ra hàng loạt những câu hỏi về hệ thống phòng không với phạm vi phá hủy mục tiêu hiệu quả, lên tới 600 km này.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Sơ đồ thiết kế hệ thống phòng không tầm siêu xa S-500 "Prometheus" của Nga.
 Sơ đồ thiết kế hệ thống phòng không tầm siêu xa S-500 "Prometheus" của Nga.

Các chuyên gia nước ngoài chú ý đến thực tế là hiện tại, chưa có bất kì thông tin cụ thể nào về hệ thống phòng thủ tên lửa mới của Nga được công bố.

Các câu hỏi thường được bắt gặp như: “Nga nói rằng các hệ thống này đã được thử nghiệm thành công và khẳng định đây là hệ thống phòng không tầm xa với phạm vi chiến đấu lớn nhất trên thế giới ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, S-500 thậm chí còn chưa được cho ra mắt. S-500 có thực sự tồn tại?” hay “Tại sao lại phải tạo ra một hệ thống phòng thủ tên lửa trị giá hàng tỷ USD, trong khi Nga đơn giản chỉ cần nâng cấp hệ thống phòng không S-400?”

Bất chấp những nghi ngờ từ phía các chuyên gia nước ngoài, những dữ liệu được trình bày trên trang web chính thức của Chính phủ Nga đã cho thấy tổ hợp phòng thủ tên lửa S-500 Prometheus sẽ sớm được đưa vào phục vụ trong quân đội.

Các chuyên gia Nga cho biết, S-500 không chỉ là tên lửa tầm xa trên nền tảng mới mà các hệ thống này còn có thể theo dõi quá trình bay của tên lửa đạn đạo từ điểm phóng đến điểm cuối cùng. Đó chính là điểm độc đáo chỉ có trên các hệ thống phòng không S-500 Prometheus.

Theo Theo Avia.pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nghĩa cử đẹp

GD&TĐ - Từ một nghĩa cử tự phát, đến nay, việc vận chuyển nước sinh hoạt miễn phí cho người dân vùng hạn mặn đã thành phong trào ở các tỉnh phía Nam.